Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng mới rình rập Bóng ma lạm phát vẫn đeo đẳng kinh tế thế giới Hội đồng Bảo an LHQ bất đồng về cuộc xung đột Israel-Palestine Xung đột Hamas-Israel có thể gây rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu Góc nhìn Đông Nam Á về xung đột Israel - Hamas |
Đầu tuần này, Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ tài chính WealthWise, Loreen Gilbert đã cảnh báo rằng khả năng thị trường bị gián đoạn là rất cao. Bà nói: “Đó là khi và nếu cuộc xung đột này trở thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, xung đột đa quốc gia, có khả năng làm trật bánh thị trường”.
Xuất khẩu dầu mỏ của Iran - một thành viên trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), đã tăng lên trong những năm gần đây mà theo nhận xét của một số người, đó là do cách tiếp cận “nhẹ nhàng hơn” của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, nếu xung đột Israel-Gaza lan rộng hơn và Mỹ áp đặt những hạn chế cứng rắn hơn, hoạt động sản xuất dầu của Iran có thể chịu áp lực. Theo một số nhà phân tích, cũng có rủi ro rằng chính Iran có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu qua eo biển Hormuz - tuyến đường thủy quan trọng với khoảng 20% lượng dầu của thế giới được vận chuyển qua đây.
Giám đốc quỹ phòng hộ Pierre Andurand cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng những gì xảy ra ở Iran đang được các nhà đầu tư thị trường theo dõi chặt chẽ. Ông nói: “Vì Iran cũng đứng sau các cuộc tấn công của Hamas vào Israel, nên rất có thể Washington sẽ bắt đầu thực thi các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran một cách chặt chẽ hơn. Điều đó sẽ thắt chặt hơn nữa thị trường dầu mỏ. Ngoài ra, khả năng điều này sẽ dẫn đến xung đột trực tiếp với Iran không phải là bằng 0".
Nếu nguồn cung dầu của Iran bị cắt giảm, câu hỏi quan trọng là liệu Saudi Arabia có giúp lấp đầy khoảng trống hay không? Đây là nhà sản xuất chính thuộc các quốc gia sản xuất dầu của OPEC và đầu năm 2023 nước này đã cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày. Điều đáng chú ý là những bình luận của công chúng mà Saudi Arabia đưa ra cho đến nay cho thấy nước này có thể sẵn sàng tăng cường sản lượng khai thác dầu nếu cần thiết. Tuần này, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã thảo luận về cuộc xung đột trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi đạt được thỏa thuận về việc nối lại quan hệ do Trung Quốc làm trung gian, trong đó Thái tử Salman "khẳng định Riyadh đang nỗ lực hết sức có thể trong việc liên lạc với tất cả các bên quốc tế và khu vực để ngăn chặn tình trạng leo thang đang diễn ra".
Theo ông David Bassanese, nhà kinh tế trưởng tại BetaShareBetashares, Saudi Arabia sẽ can thiệp để tăng cường nguồn cung dầu nếu cần bởi nếu không sẽ gây hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế. Ông nói: “Nếu các lệnh trừng phạt đối với Iran được tăng cường và không có nguồn cung thay thế nào khác đến từ các quốc gia như Saudi Arabia, giá dầu có thể dễ dàng lên mức 100 USD/thùng. Điều đó sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát trên toàn cầu, gây thêm áp lực lên các ngân hàng trung ương trong việc tiếp tục tăng lãi suất và làm tăng thêm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu”.