【u-23 uzbekistan – u-23 hồng kông】Bất động sản nghỉ dưỡng rục rịch có thanh khoản và tăng giá trở lại
Bất động sản nghỉ dưỡng rục rịch có thanh khoản và tăng giá trở lại
Với triển vọng tích cực của nền kinh tế và việc công nhận quyền sở hữu đối với condotel,ấtđộngsảnnghỉdưỡngrụcrịchcóthanhkhoảnvàtănggiátrởlạu-23 uzbekistan – u-23 hồng kông officetel, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng đã giúp các loại hình bất động sản này trong quý vừa qua đều có nguồn cung, lượng tiêu thụ tăng, trong đó phân khúc condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có giá tăng nhẹ.
Giá và giao dịch condotel tăng
Theo báo cáo mới nhất của DKRA Group, tín hiệu tích cực về nguồn cung và lượng tiêu thụ được ghi nhận ở hầu hết các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong quý II. Dù sức cầu chung thị trường tăng nhẹ, tuy nhiên không có nhiều đột biến và chưa có dấu hiệu cho thấy sự hồi phục của loại hình này trong ngắn hạn.
Đối với phân khúc condotel, nguồn cung tăng mạnh so với quý trước nhưng vẫn còn ở mức thấp, chỉ tương đương 39% so với cùng kỳ. Những thông tin khả quan của Chính phủ về quy định cấp sổ hồng cho condotel được xem là một cú huých tâm lý, giúp các chủ cầu tư được tiếp thêm động lực cũng như góp phần giúp phân khúc condotel bắt đầu có những tín hiệu tích cực.
Theo đó, Quý II vừa qua có 122 căn condotel được tiêu thụ, nhiều hơn 20 lần so với quý I (6 căn), nhưng vẫn thấp hơn 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ hấp thụ cũng lên tới 32%, vượt trội so với con số chỉ 3% của quý I. Phần lớn lượng giao dịch trong quý tập trung vào những dự án có pháp lý hoàn thiện, được ngân hàng bảo lãnh và được vận hành bởi các đơn vị quốc tế 4-5 sao. Mức giá chào bán của phân khúc condotel không có nhiều biến động so với quý trước nhưng vẫn tăng 2-4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua.
Bên cạnh việc tăng giá, các chủ đầu tư cũng tung ra nhiều chính sách bán hàng, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết/chia sẻ doanh thu/lợi nhuận… nhằm kích cầu thị trường. Xu hướng dịch chuyển từ hình thức chia sẻ lợi nhuận sang chia sẻ doanh thu tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng rộng rãi. Hình thức chia sẻ doanh thu giúp khách hàng có thể quản lý hiệu quả, cũng như an tâm về sự minh bạch của dòng tiền.
“Mặc dù, phân khúc condotel tăng trưởng so với quý trước, tuy nhiên vẫn khó có nhiều đột biến. Giữa bối cảnh thị trường vẫn còn trầm lắng, mặt bằng lãi suất dù hạ nhiệt nhưng vẫn còn cao, du lịch chưa phục hồi như kỳ vọng. Vì vậy thanh khoản condotel dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn”, DKRA nhận định.
Nhiều chiết khấu, khuyến mại hấp dẫn
Mặc dù có tăng so với quý trước nhưng nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng vẫn ở mức rất thấp. Các chủ đầu tư còn khá thận trọng trong việc đưa sản phẩm ra thị trường khiến nguồn cung tiếp tục duy trì xu hướng giảm từ giữa cuối quý II/2022 đến nay.
Cụ thể, quý II có 5 dự án mở bán mới, tương ứng với 76 căn biệt thự. Con số này cao hơn so với 42 căn mở bán trong quý I nhưng vẫn thấp hơn 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với quý trước nhưng ghi nhận tăng nhẹ 1-2% so với cùng kỳ năm 2022. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu cao nhằm tăng thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, sức cầu thị trường tăng nhưng không đáng kể. Trong quý vừa qua, thị trường ghi nhận 50 căn biệt thự nghỉ dưỡng được giao dịch thành công, giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Các dự án mới có tình hình giao dịch khá chậm, lượng giao dịch tập trung cục bộ tại một số dự án nhất định.
Theo nhận định của DKRA, trước tình hình khó khăn chung của thị trường, ngành du lịch chưa phục hồi như kỳ vọng. Những biến động tình hình kinh tế vĩ mô cũng tác động đến tâm lý khách hàng trong thời gian qua, phần nào khiến thanh khoản thị trường gặp nhiều khó khăn.
Về phân khúc shophouse tại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có sức cầu tăng so với quý trước. Cụ thể, trong quý II có 33 căn được tiêu thụ mới, nhiều hơn gần gấp 3 lần so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ hấp thụ trong quý II dừng lại ở mức 44%.
Trong quý II, loại hình shophouse chỉ có 4 dự án mở bán, tương ứng với 75 căn. Con số này bằng 3% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng vẫn cao hơn 3,5 lần so với quý I/2023. Hơn 80% dự án sơ cấp đóng giỏ hàng để điều chỉnh lại giá và chính sách bán hàng phù hợp.
Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ. Những chính sách cam kết thuê lại, mua lại, hỗ trợ lãi suất,… được áp dụng rộng rãi nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Trước áp lực về dòng tiền, nhiều chủ đầu tư đưa ra mức chiết khấu lên đến 40% - 50% khi thanh toán nhanh nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cũng như giúp tăng thanh khoản giữa tình hình thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, thời gian qua thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng gần như đóng băng, tình trạng rao bán giảm giá, cắt lỗ nhiều. Nguyên nhân do tính pháp lý của loại hình này chưa rõ ràng, theo đó những người xuống tiền họ cảm thấy không yên tâm và không còn mặn mà.
Theo ông Đính, nhiều người đang mất niềm tin vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bởi việc mua bán rất khó khăn, lợi nhuận không được như cam kết của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc được cấp sổ đỏ, đặt tên cho loại hình này là thông tin rất tích cực, sẽ giúp củng cố một phần niềm tin của các nhà đầu tư.