您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【nữ pháp vs】Vụ việc đầu tiên bị khởi tố liên quan đến tàu cá khai thác hải sản trái phép

Nhà cái uy tín8人已围观

简介Cơ quan chức năng khám xét nhà Trần Văn LuyếnĐưa 27 ngư dân xuất cảnh trái phépTheo cơ quan Công an, ...

Vụ việc đầu tiên bị khởi tố liên quan đến tàu cá khai thác hải sản trái phép
Cơ quan chức năng khám xét nhà Trần Văn Luyến

Đưa 27 ngư dân xuất cảnh trái phép

Theo cơ quan Công an, để điều tra xử lý vụ việc nêu trên, Cục Cảnh sát hình sự- Bộ Công an đã cử một tổ công tác gồm những cán bộ, điều tra viên nhiều kinh nghiệm phối hợp với Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức điều tra. Ban chuyên án xác định việc các đối tượng đưa tàu, thuyền viên ra vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản có dấu hiệu hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”.

Từ kết quả điều tra nêu trên, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ. Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Luyến (sinh năm 1981, ngụ phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá, Kiên Giang) và Phạm Chí Dũng (sinh năm 1965, ngụ xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.

Theo kết quả điều tra, vào khoảng đầu tháng 9/2022, chủ tàu Trần Văn Luyến đã chỉ đạo cho thuyền trưởng Phạm Chí Dũng tuyển ngư dân lên 2 tàu cá qua vùng biển Malaysia khai thác hải sản trái phép, mang về Việt Nam bán, thu lợi.

Thực hiện chỉ đạo của Trần Văn Luyến, Phạm Chí Dũng đã tuyển 27 ngư phủ đi qua vùng biển Malaysia khai thác hải sản trái phép và xóa số cuối của tàu để tránh bị phát hiện. Khi đánh bắt xong, Dũng điều khiển hai tàu cá quay về Việt Nam thì bị lực lượng Cảnh sát Biển phát hiện bắt và xử phạt 27,9 triệu đồng.

Sau đó, tháng 11/2022, Luyến tiếp tục chỉ đạo cho Dũng điều khiển cặp tàu cùng số ngư phủ trên qua vùng biển chồng lấn giữa Malaysia và Indonesia để khai thác thủy sản trái phép. Khi Dũng cùng các thuyền viên đang khai thác hải sản tại vùng biển Indonesia thì bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ. Phạm Chí Dũng bị Tòa án phía Indonesia xét xử về tội “Cùng nhau có chủ ý trong khu vực quản lý ngư nghiệp Cộng hòa Indonesia thực hiện việc đánh bắt cá mà không có giấy phép”. Đến tháng 4/2023, Dũng được thả về Việt Nam.

Qua điều tra, cơ quan Công an cũng phát hiện thủ đoạn đối phó tinh vi của các đối tượng. Theo đó, để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, khi đưa tàu ra vùng biển nước ngoài đánh bắt, Luyến chỉ đạo Dũng tắt thiết bị giám sát hành trình và vẽ lại số hiệu tàu cá.

Hành vi của Trần Văn Luyến và Phạm Chí Dũng được xác định đã vì động cơ vụ lợi cá nhân mà chuẩn bị phương tiện (tàu), tìm kiếm thuyền viên, ngư dân, tắt thiết bị giám sát định vị, sửa biển kiểm soát tàu... để tổ chức cho 27 ngư dân xuất cảnh trái phép ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm

Theo cơ quan chức năng, từ trước đến nay, hành vi vi phạm về đánh bắt hải sản mới chỉ bị xử phạt hành chính. Đây là vụ án hình sự đầu tiên về hành vi đưa tàu và ngư phủ ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, Vụ án đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý các đối tượng có liên quan.

Được biết, theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), EC khẳng định sẽ không xem xét gỡ "thẻ vàng" nếu Việt Nam tiếp tục để tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và có nguy cơ bị cảnh báo "thẻ đỏ".

Việc này không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, uy tín, vị thế ngoại giao của quốc gia trên trường quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu của Đoàn thanh tra của EC về công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện thực hiện nhiều giải pháp.

Trong đó, Thủ tướng chỉ đao Bộ Công an khẩn trương củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các vụ việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Tags:

相关文章