【thứ hạng của al feiha】Cầu lông Hậu Giang: Cái được và những nỗi lo...
作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:26:54 评论数:
Thực tế cho thấy phong trào luyện tập cầu lông ở tỉnh tương đối phát triển,ầulngHậuGiangCiđượcvnhữngnỗthứ hạng của al feiha thu hút đông đảo từ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên đến người dân tham gia nhưng để cạnh tranh thành tích trong khu vực và toàn quốc lại là câu chuyện khác.
Cầu lông đang là môn thể thao được cán bộ, công chức, viên chức đến người dân, học sinh, sinh viên lựa chọn tập luyện.
Khơi dậy phong trào từ niềm đam mê
Gần năm nay, đều đặn mỗi tối, tầm 18 giờ, anh Ngô Hoàng Lực, ở ấp 1, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, lại đến nhà đa năng của Trường THPT Tây Đô (huyện Long Mỹ) để tập luyện cầu lông. Anh được gặp gỡ nhiều người có chung sở thích rồi kết bạn trên nhóm zalo để thuận tiện liên hệ, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức những giải đấu nội bộ. Anh Lực chia sẻ: “Tôi tham gia cầu lông hơn 5 năm thấy phù hợp, dễ tập luyện lại giúp giảm căng thẳng sau những giờ làm việc. Khi chưa có nhà đa năng thì chúng tôi vẽ sân ở ngoài trời để đánh, bây giờ cơ sở vật chất đảm bảo ai cũng phấn khởi. Hôm nào đầy đủ thì gần 20 người đến tập nào là cán bộ, giáo viên, học sinh, người dân… đáng tiếc vẫn chưa hình thành được câu lạc bộ”.
Cầu lông là một trong những môn thể thao khá phổ biến vì không kén người tập luyện. Tham gia bộ môn này còn giúp tăng cường, phát triển toàn diện về sức mạnh, sức bền, tốc độ, sự khéo léo, hoạt động nhanh nhẹn… góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Còn sân cầu lông Gia Thịnh, ở khu vực 6, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của những tay vợt không chuyên, mỗi ngày thu hút hơn 30 người đến tập. Tại nơi đây cũng đã hình thành được câu lạc bộ cầu lông với khoảng 20 thành viên, trở thành lực lượng thường trực đại diện cho thị xã tham gia các giải đấu cấp tỉnh. Ông Ngô Thanh Đẳng, chủ sân và là chủ nhiệm Câu lạc bộ cầu lông Gia Thịnh, cho biết: “Mỗi tháng, câu lạc bộ đều đi giao lưu với các đơn vị trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu để cải thiện chuyên môn, kinh phí do chúng tôi tự đóng góp. Vào mỗi dịp hè, câu lạc bộ còn tổ chức lớp dạy cầu lông, mong muốn truyền lại kỹ năng, kinh nghiệm cho các em phát triển tốt hơn, trở thành lực lượng kế thừa”.
Phong trào cầu lông ở tỉnh hiện nay chỉ phát triển theo hướng tự phát từ niềm đam mê của người tập chứ chưa mang định hướng, phương thức tổ chức hoạt động bài bản.
Bởi vậy, muốn cầu lông Hậu Giang vươn xa sẽ là hành trình dài…
Điểm nghẽn cản trở cầu lông vươn tầm
Khảo sát một vòng các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có một nửa số địa phương như huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy vẫn chưa thành lập được câu lạc bộ cầu lông. Nguyên nhân được cho là sự phát triển phong trào giữa các xã, phường, thị trấn không đồng đều, người dân tập tự phát theo sở thích nên khó khăn khi tập hợp, duy trì lực lượng. Anh Huỳnh Hải Đăng, cán bộ phụ trách thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Phụng Hiệp, cho rằng: “Trước giờ, chỉ tới đại hội thể dục thể thao cấp huyện, địa phương mới tổ chức môn cầu lông nhằm tuyển chọn lực lượng tập luyện tham gia giải cấp tỉnh. Huyện hiện chưa có nhà thi đấu cầu lông đúng nghĩa, chủ yếu là tận dụng sân bãi ở trường học, ủy ban để thi đấu, dẫn đến tình trạng phát triển phong trào chưa đồng đều”.
Trong khi đó, ở cấp tỉnh môn cầu lông vẫn chưa được tổ chức giải thường niên khiến các tay vợt phong trào thuộc các huyện, thị xã, thành phố không có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, lực lượng người dân, cán bộ, công chức, học sinh… dù yêu thích và tham gia tập luyện cầu lông khá nhiều, song chưa được quan tâm, tạo môi trường để thi đấu, phát triển tiềm năng. Ông Bùi Quốc Sơn, cán bộ phụ trách thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Vị Thủy, cho biết: “Cơ sở vật chất ở huyện xuống cấp nên không duy trì được phong trào, chỉ khi thi đấu mới tập trung lực lượng. Chúng tôi hy vọng được đầu tư sân tập, tham gia nhiều hơn các lớp tập huấn về nghiệp vụ tổ chức thi đấu hay huấn luyện cầu lông, để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng và các phương pháp cần thiết nhằm áp dụng thực tế tại địa phương”.
Dù được đưa vào chương trình thi đấu đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh, cấp huyện, nhưng nhiều năm qua, sự phát triển của cầu lông Hậu Giang mới chỉ dừng lại ở tính phong trào, vì các giải cấp khu vực, quốc gia chưa có vận động viên tỉnh góp mặt. Thực tế, mỗi địa phương sẽ có khoảng 50-100 người tham gia tập luyện cầu lông, tuy nhiên đến nay, tỉnh vẫn chưa thành lập được liên đoàn hay hội để giúp dễ dàng trong việc quản lý lực lượng và đẩy mạnh phát triển phong trào.
Để tìm tương lai xa cho cầu lông, ngành chuyên môn cần quan tâm trong việc tổ chức giải thi đấu; đẩy mạnh xã hội hóa thu hút cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ phong trào tập luyện, tổ chức giải; chú trọng đầu tư cho phong trào cơ sở; duy trì việc tuyển chọn, đào tạo vận động viên ổn định ở các địa phương để có nguồn kế thừa… Trên nền tảng thể thao phong trào, cầu lông cần được định hướng phát triển cụ thể nhắm đến thành tích cao.
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG