发布时间:2025-01-10 17:05:07 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
An toàn thông tin – Nền tảng của chuyển đổi số
TheànthôngtinMakeinViệtNamNềntảngvữngchắcchochuyểnđổisốquốkqbd cúp đứco báo cáo của Google, tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Để thành công trong việc chuyển đổi số, việc xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn, cùng với quản lý hiệu quả là vô cùng quan trọng. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, xu hướng đưa dữ liệu lên đám mây và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng góp phần thay đổi cục diện của quá trình chuyển đổi số.
Vừa qua, Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, đã thu hút sự tham gia của hàng trăm chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước. Với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia", sự kiện không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn mà còn mở ra những định hướng mới để bảo đảm an toàn thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Một gian hàng trưng bày giải pháp bảo mật Make in Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh rằng chuyển đổi số toàn diện là trụ cột quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Với lợi thế dân số trẻ, năng động và khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có hạ tầng số phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, một trong những yêu cầu bắt buộc là bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống và dữ liệu.
Thứ trưởng khẳng định: "An toàn, an ninh thông tin không chỉ là yếu tố then chốt để bảo vệ tài sản số của tổ chức, doanh nghiệp mà còn là nền tảng xây dựng niềm tin trong chuyển đổi số. Đây là bài toán lớn, liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng."
Trong bối cảnh các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và 5G đang được ứng dụng rộng rãi, việc bảo vệ hạ tầng dữ liệu trở thành thách thức lớn hơn bao giờ hết. Những mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải chủ động đầu tư vào các giải pháp bảo mật hiện đại.
Giải pháp và công nghệ nổi bật
Thực tế cho thấy, an ninh mạng đang trở thành một trong những chủ đề nóng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh các vụ tấn công liên tục vào các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Theo số liệu của Công ty An ninh mạng NCS, năm 2023, Việt Nam đã phải đối mặt với 13.900 vụ tấn công an ninh mạng vào các hệ thống, tăng 9,5% so với năm 2022.
Nắm bắt được tình hình đó, Công ty CDNetworks Việt Nam (CDNetworks) hợp tác chiến lược với SUNTECO, đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn diện cho Microservices, Container và Phát triển ứng dụng tại Việt Nam. Qua đó, 2 doanh nghiệp sẽ cùng nhau tận dụng nền tảng công nghệ "Make in Vietnam" và kinh nghiệm hàng đầu châu Á, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và bảo mật hệ thống cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đáng chú ý, đầu năm 2024, CDNetworks đã hợp tác với Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) nhằm cung cấp các dịch vụ công nghệ và hạ tầng toàn diện, đa dạng và chất lượng tin cậy, cùng các dịch vụ tăng tốc truy cập và an ninh bảo mật cho các hệ thống web và mạng nội bộ của doanh nghiệp, đặc biệt trong xu hướng ứng dụng điện toán đám mây. Đây là bước khởi đầu với cam kết tăng cường giải pháp an ninh bảo mật, triển khai nhanh chóng theo yêu cầu của chuyển đổi số và phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp Việt, với chi phí hợp lý, nhằm tối ưu hoá đầu tư của khách hàng.
Hệ sinh thái an ninh mạng Make in Vietnam của CMC Cyber Security cũng rất đáng chú ý. Giải pháp này ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn để tự động phát hiện và xử lý các mối đe dọa trong thời gian thực. Ngoài ra, các sản phẩm bảo mật nổi bật như CMC CryptoShield, dịch vụ giám sát an ninh mạng CMC SOC, và giải pháp phòng chống mã độc CMDD.
Ông Trần Quốc Chính - Chủ tịch CMC Cyber Security chia sẻ: "Chúng tôi tự hào đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số an toàn. Các giải pháp an ninh mạng không chỉ bảo vệ tài sản số mà còn là nền tảng để xây dựng niềm tin và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội."
Đặc biệt, ông Nguyễn Ngọc Tân - chuyên gia từ CMC Cyber Security đã chia sẻ về tầm quan trọng của tiêu chuẩn PCI DSS trong bảo mật thông tin thẻ thanh toán. Với hơn 200 tổ chức tại Việt Nam đã đạt chứng chỉ này, CMC Cyber Security cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc nâng cao an toàn thông tin cho ngành thanh toán điện tử.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang định hình tương lai, an toàn thông tin không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Các giải pháp Make in Việt Nam, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, là chìa khóa để bảo vệ hạ tầng số, xây dựng niềm tin và thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia.
Với chiến lược rõ ràng và sự hợp lực từ các bên liên quan, Việt Nam có đủ tiềm lực để trở thành quốc gia tiên phong về an toàn thông tin trong khu vực và trên thế giới.
Duy Trinh
相关文章
随便看看