Bộ Tài chính chỉ giữ lại lượng ngoại tệ chi thường xuyên ngân sách mỗi năm,n hlịch thi đấu u20 châu a hôm nay phần còn lại phải bán toàn bộ và chuyển cho Ngân hàng Nhà nước để bổ sung vào kho dự trữ ngoại hối. Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 50 về quản lý dự trữ ngoại hối. So với Nghị định 86 ban hành năm 1999, Nghị định lần này nêu rõ hơn về vai trò đầu mối trong quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, dự trữ ngoại hối sẽ trực tiếp do cơ quan này quản lý. Trong khi Nghị định 86/1999 không đề cập việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách Nhà nước, thì Điều 11 của Nghị định 50/2014 quy định, Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc tại Ngân hàng Nhà nước. Hàng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng phê duyệt hạn mức ngoại tệ giữ lại chi thường xuyên. Số còn lại cơ quan này phải bán toàn bộ để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức do Ngân hàng Nhà nước quản lý. Về phần mình, cũng như quy định cũ, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Dự trữ ngoại hối chính thức theo quy định mới gồm Quỹ dự trữ ngoại hối, Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng. Trong đó, hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá, quản lý thị trường vàng do Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ. Từ đây, Thống đốc mới quyết định mức ngoại tệ tối đa để mua vàng quốc tế của hai quỹ trên. Khi số dư Quỹ bình ổn tỷ giá, quản lý thị trường vàng vượt hạn mức, Thống đốc sẽ được quyết định việc điều chuyển sang Quỹ dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, Nghị định mới cũng bổ sung quy định về các trường hợp ngân sách nhà nước không cân đối được ngoại tệ để trả nợ nước ngoài của Chính phủ cũng như các nhu cầu chi tiêu khác của ngân sách. Trong trường hợp này, Nghị định 50 cho biêt, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp để xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách. Nguồn VnExpress |