【kq net 200】Doanh nghiệp khoa học công nghệ cần chủ động đổi mới sáng tạo

Sinh khí từ chính sách

Theệpkhoahọccôngnghệcầnchủđộngđổimớisángtạkq net 200o Thống kê của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ KH-CN), đến nay các địa phương đã cấp trên 100 giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN và đang thẩm định hàng trăm hồ sơ của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp trong khi số lượng doanh nghiệp được ươm tạo tại vườn ươm hoặc khởi nguồn từ các viện nghiên cứu, trường đại học còn hạn chế.

Trên thực tế, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mang tính đột phá khuyến khích phát triển doanh nghiệp KHCN, trong đó không thể không kể tới Nghị định 80/2007 xác định doanh nghiệp KHCN sẽ được hưởng ưu đãi với 4 năm miễn thuế hoàn toàn, 9 năm miễn 50%, thuế suất chỉ 10% so với thuế thông thường. Đồng thời, doanh nghiệp cũng được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cũng như được sử dụng thiết bị nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, dịch vụ miễn phí của các cơ sở ươm tạo do nhà nước thành lập.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ

Doanh nghiệp KHCN là hội tụ của 3 giá trị nổi bật, sức trẻ, sức sáng tạo; lấy tri thức KHCN làm nòng cốt và có tinh thần doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Có ý kiến cho rằng, chính sách ưu đãi về thuế và cho thuê đất vô cùng thiết thực nhưng việc thực thi ưu đãi giữa các bộ, ngành có liên quan không đồng nhất, dẫn tới thực trạng có doanh nghiệp dù đã được chứng nhận là doanh nghiệp KHCN từ năm 2012 nhưng do thời gian làm thủ tục hưởng ưu đãi kéo dài nên đến nay vẫn chưa được miễn thuế theo quy định. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với việc hoàn thiện các quy định điều chỉnh về doanh nghiệp KHCN, Bộ KH-CN đang chủ động phối hợp với các bộ, ngành khác để đưa quy định về doanh nghiệp KHCN vào các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, thuế nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của các văn bản thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành.

Đối với những doanh nghiệp chưa có doanh thu, chưa được hưởng ưu đãi về vốn, thuế; nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đưa các kết quả nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng, đặt hàng nghiên cứu là trọng tâm để thúc đẩy sản phẩm nghiên cứu đi vào đời sống nhanh nhất. Do vậy, những sản phẩm nào có ích cho đất nước do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ được xem xét mua lại. Điều này sẽ giải quyết được một vấn đề tồn tại là có những sản phẩm nghiên cứu trong nước rất tốt nhưng khó đưa ra thị trường do có nhiều ràng buộc về mặt pháp lý.

Cần sự chủ động từ doanh nghiệp

Để hỗ trợ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KHCN, Bộ KH-CN đã giao Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN hướng dẫn biểu mẫu, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký hay đơn giản hóa việc yêu cầu giải trình quy trình ươm tạo và làm chủ công nghệ để cán bộ các Sở KH-CN và doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình tiếp cận. Thế nhưng, vẫn có không ít doanh nghiệp tỏ thái độ e ngại khi phải xây dựng dự án sản xuất kinh doanh, đồng thời chứng minh việc sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả nghiên cứu KHCN. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu nên không quan tâm đăng ký và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện được chứng nhận doanh nghiệp KHCN.

Mặt khác, có những doanh nghiệp KHCN vẫn cứ trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ phía Nhà nước mà chưa chủ động đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất của chính mình. Rõ ràng, hơn ai hết, các doanh nghiệp KHCN đều hiểu đổi mới sáng tạo và công nghệ quản trị là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển nhưng lại không đủ bản lĩnh để đầu tư và theo đuổi bài bản. Bởi đây là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, không phải trong thời gian ngắn đã mang lại hiệu quả.

Chính sự tự tin của những nhà khoa học trong việc chọn hướng đi đúng và mạnh dạn đầu tư phát triển công nghệ đã làm nên thành công của Công ty TNHH Sinh học Phương Nam. Không chờ đợi kinh phí từ phía nhà nước, doanh nghiệp này đã chủ động đầu tư cho nghiên cứu sản xuất sản phẩm trong thời gian ngắn với giá thành cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Với lợi thế trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, doanh nghiệp này đã nghiên cứu triển khai sản xuất các chế phẩm sinh học theo hướng sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. Nhiều đề tài, dự án nổi bật đã được nhận giải thưởng lớn đơn cử như đề tài Nghiên cứu sản xuất rượu vang từ trái sơ ri đã đạt giải ba Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật toàn quốc năm 2000, hay Tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được trao giải Sáng chế vì môi trường tại Cuộc thi Sáng chế năm 2013.

Ví dụ trên là minh chứng cho thấy, sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp KHCN là yếu tố then chốt mang tới thành công, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa. Mặc dù sự phát triển của doanh nghiệp KHCN thời gian qua còn nhỏ lẻ nhưng nếu có tinh thần khoa học, luôn có tư duy đổi mới sáng tạo, như khẳng định của Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, thì khó khăn đến mấy thì doanh nghiệp cũng sẽ vượt qua.

Theo Đại biểu nhân dân

Thúc đẩy tiềm năng khoa học và công nghệ của từng địa phương
Nhà cái uy tín
上一篇:Fighting wastefulness: a national imperative
下一篇:Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động