【keo bong da.com】Băn khoăn sau bao năm học hành vẫn không biết: 'Học để làm gì?'
Xét ở góc độ gia đình,ănkhoănsaubaonămhọchànhvẫnkhôngbiếtHọcđểlàmgìkeo bong da.com khi con cái đến độ tuổi trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngấp nghé tuổi nghỉ hưu. Điều này có nghĩa cha mẹ - những người lao động chính trong gia đình, sẽ chuẩn bị rời khỏi công việc đang làm và nguồn thu nhập của gia đình bị giảm sút hoặc không còn nếu không có người thay thế.
Cha mẹ có thể tiếp tục sống với đồng lương hưu ít ỏi của mình, nhưng việc chu cấp cho con cái lúc này sẽ vô cùng khó khăn vì nguồn lực không còn dư giả. Vì thế, đây là lúc các con phải tiếp quản vai trò người lao động tạo ra thu nhập để ít nhất là có thể lo cho cuộc sống của bản thân và lo cho gia đình riêng nếu lấy vợ, lấy chồng, sinh con.
Nếu con cái không tìm được việc làm hoặc vì một lý do nào đó mà từ chối lao động, gia đình đó sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh sa sút, nghèo túng, thậm chí khánh kiệt. Cha mẹ tới khi nhắm mắt xuôi tay vẫn còn day dứt vì không biết con mình sẽ tiếp tục duy trì cuộc sống trong tương lai như thế nào. Vì thế, con cái có việc làm và chịu khó lao động để tạo ra thu nhập là yếu tố quan trọng để đảm bảo duy trì cuộc sống của thế hệ tiếp theo.
Xét ở bình diện xã hội, một xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi các nhân tố đều tích cực lao động để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của mình và của các thành viên khác trong xã hội. Một xã hội có nhiều công dân lao động tốt, sản xuất ra nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ là một xã hội sung túc và phồn vinh.
Một xã hội có nhiều công dân ngại lao động hoặc thiếu động lực để lao động sản xuất, người lao động thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng tay nghề yếu kém sẽ là một xã hội nghèo túng, mang công mắc nợ.
Mục tiêu lớn đã bị bỏ quên
Học để có việc làm, để có thể lao động tốt và tạo ra thu nhập là một mục tiêu quan trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên trong những năm qua, mục tiêu này đã bị bỏ quên hoặc xem nhẹ trong công tác giáo dục.
Ở cấp độ xã hội, đó là sự coi thường hoạt động hướng nghiệp trong giáo dục nhà trường. Học sinh học ngày, học đêm để phục vụ các cuộc kiểm tra, thi cử liên miên, dưới sự thúc ép của thầy cô, cha mẹ trong khi luôn băn khoăn với câu hỏi “Không biết mình học để làm gì?”.
Các môn học trong chương trình cũng mang nặng tính lý thuyết và xa rời thực tế nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp chỉ mang tính hình thức, vài chục tiết học nghề sơ sài chỉ mang tính đối phó cho đủ hoạt động, khiến học sinh khó hình dung, khó định hướng công việc tương lai.
Ở cấp độ gia đình, trong nhiều năm, mục tiêu học để có việc làm bị che khuất đi bởi những nỗi lo lắng hàng ngày như sợ con đi học muộn bị ghi tên vào sổ, sợ con không làm bài tập bị cô giáo mắng, sợ con thi điểm thấp sẽ thua kém bạn bè, sợ con không học ngoại ngữ sớm sẽ không nói được tiếng Anh như người bản xứ, sợ con không luyện Toán nâng cao sẽ không thi được vào lớp chuyên...
Chúng ta cứ mải miết chạy theo đối phó với các mối lo lắng vụn vặt hàng ngày đó, miệt mài đưa con tới lớp học Toán nâng cao, tới lớp học Anh Văn với người bản ngữ, thậm chí cho con học thêm tới 2-3 thầy cô trong cùng một môn để hy vọng con có thể đạt điểm cao trong kỳ thi nào đó...
Đến một ngày, con trẻ phải đưa ra quyết định lựa chọn một khối thi hay một trường đại học để thi vào. Lúc này, những người làm cha, làm mẹ mới giật mình nhận ra mục tiêu rất cụ thể, thiết thực và sát sườn, là học để có việc làm.
Trẻ sẽ học và làm nghề gì?
Nhiều cha mẹ và con cái lúc này mới ngỡ ngàng nhận ra không biết con thích gì, năng lực của con sẽ phù hợp với nghề gì và công việc cụ thể như thế nào trong tương lai. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới nhận ra thì đã quá muộn.
Thời gian không còn nhiều để học trò cân nhắc, tìm hiểu các năng lực và sở thích của mình. Con cái và cha mẹ cùng lúng túng. Và rồi, cha mẹ dựa trên kinh nghiệm và kiến thức nghề nghiệp của bản thân, quyết định lựa chọn một nghề mà mình cảm thấy “có vẻ hợp với con nhất” hay “dễ kiếm, bố mẹ dễ hỗ trợ con nhất”. Học sinh không biết mình thích gì và muốn gì, cũng đành nhắm mắt theo quyết định của cha mẹ.
Một giảng viên Trường ĐH Ngoại thương từng chia sẻ, nếu hỏi 10 sinh viên tại sao lại chọn Ngoại thương và ngành các em đang theo học, chỉ có 1 – 2 em trả lời vì mình thích ngành đó; 2 - 3 em trả lời vì ngành này sau ra trường dễ kiếm việc và có thu nhập cao; số còn lại là vì... cha mẹ bảo thế.
Chưa nói đến việc sau này đi làm sẽ như thế nào, với các em “học vì cha mẹ bảo thế” khi ngồi trên ghế nhà trường chắc chắn tinh thần, thái độ đối với việc học của các em sẽ rất có vấn đề, vì động lực học tập tự thân gần như không có.
Nữ giảng viên này nhận xét: “Các bạn ấy đang lãng phí tuổi xuân của mình để thực hiện ước mơ của người khác. Định hướng không rõ, không biết bản thân muốn gì, đòi hỏi những thứ không nằm trong khả năng của mình nên sau này vỡ mộng là điều đương nhiên”.
Theo số liệu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từng công bố: “Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học và trên đại học đang có xu hướng tăng”. Nguyên nhân của việc cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cao được cho là do các em học nhưng không có định hướng, không tìm hiểu nhu cầu xã hội. Nhiều người đã phải bỏ tấm bằng cử nhân, thạc sĩ đi để lựa chọn những công việc phổ thông. Điều đó cho thấy một sự lãng phí lớn về tiền bạc và thời gian.
Nỗi lo lắng của cha mẹ về việc làm trong tương lai của con cái là nỗi lo chính đáng. Sau bao năm học hành, cha mẹ đầu tư biết bao thời gian, sức lực và tiền bạc của gia đình nhưng con cái vẫn thất nghiệp. Đây là nỗi buồn lớn của cha mẹ và tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính, sinh kế cho mỗi gia đình.
Là cha mẹ, chúng ta có thể làm được điều gì để bớt đi nỗi lo lắng ấy, giúp con học và chọn được nghề nghiệp phù hợp và có công việc tốt trong tương lai? Câu trả lời, không điều gì khác, chính là giáo dục hướng nghiệp.
Độc giả Phạm Mai (Hà Nội)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến gì về vấn đề này có thể gửi email về địa chỉ: [email protected]. Xin cảm ơn!相关推荐
- Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- Bình Dương đầu tư gần 22.000 tỷ cho các dự án giao thông
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư cho ngành giáo dục nhân dịp năm học mới
- Khu phố tài chính quốc tế An Đồn sẽ là trung tâm kinh tế mới của Đà Nẵng
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- Để chính sách thiết thực hơn với cộng đồng doanh nghiệp
- Chú trọng bảo vệ môi trường
- Hơn 40 dự án đổ về Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh