Theăngnăngsuấtbưởinhờtrịsâuđụctrábảng xếp hạng nhất đứco thông tin từ Cổng TTĐT tỉnh Bến Tre, con bướm sau khi vũ hóa 2-3 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm, trên nửa phần dưới của trái bưởi khi trái từ 2-5cm, 15-20 ngày sau khi đậu trái cho đến cả những trái sắp thu hoạch. Ban ngày, bướm thường nằm yên trong tán lá. Bướm có thể sống đến 6 ngày và một con cái đẻ khoảng 30 trứng.
Trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở; sau khi nở 1-2 giờ thì sâu non đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái để gây hại, đây là giai đoạn rất quan trọng cần được xác định trước đó để phun xịt kịp thời và hiệu quả; nếu sau đó rất khó trị do sâu đã chui vào bên trong trái, ăn vỏ, ăn phần xốp và ăn hột của trái, sau đó sâu lớn dần, ít chịu ảnh hưởng của thuốc.
Thường thì trên cùng một trái có một hay nhiều hang do chúng đục khoét, mỗi hang một con sâu non chui vào tấn công. Chúng tuôn ra ngoài miệng hang các chất nhầy nên rất dễ phát hiện. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng.
Qua 4 lần lột xác cư trú, phá hại trong ruột trái bưởi khoảng 2 tuần, sâu dài khoảng 20mm thì chui ra khỏi vết đục và rơi ngay xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian thành nhộng là 9 đến 12 ngày, sau đó quay lại trở thành con bướm.
Sâu đục trái ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất chất lượng bưởi. Ảnh minh họa
Một số biên pháp tiêu huỷ nguồn sâu: bỏ những trái bưởi bị sâu vào tuí nilon phơi nắng khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, đối với biện pháp này đôi khi vẫn còn một số sâu có thể cắn túi nilon để chui ra ngoài. Nông dân không nên bỏ những trái bị sâu đục xuống mương vườn, vì gió sẽ thổi những trái bưởi tấp vào bờ và sâu có thể bò lên bờ tìm đất để hóa nhộng hoàn thành vòng đời của chúng và tiếp tục nhân mật số.
Đào hố chôn sâu và lấp đất lại. Trong trường hợp đào hố chôn phải đào thật sâu, vì sâu có khả năng chui lên tìm đất hoá nhộng. Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã thử nghiệm thành công biện pháp tiêu huỷ sâu đục trái bưởi bằng nước vôi 1%.
Cách làm: Sử dụng một dụng cụ chứa nước (có thể dùng “lu” đựng nước hoặc thùng để sẵn trong vườn bưởi) pha nước vôi với nồng độ 1% (100 lít nước + 1 kg vôi), bỏ những trái bưởi bị sâu đục vào trong “lu”. Chỉ 24 giờ sau, tất cả những sâu nằm bên trong trái bưởi đều bị chết, sau đó có thể vớt bỏ ra ngoài (vì sâu bên trong đã chết ) để trống chổ tiếp tục bỏ những trái khác vào.
Cứ thế, mỗi khi đi thăm vườn phát hiện những trái bị sâu đục, nông dân gom lại, bỏ vào trong “lu” đã chứa nước vôi pha sẵn. Đây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém và đạt hiệu quả cao, theo thông tin từ Sở NN & PTNT Bến Tre.
Thái Hà
Nuôi ốc hương trong bể xi măng cho hiệu quả năng suất cao