当前位置:首页 > Cúp C1 > 【keonhacai.bet88】Bài 2: Đi tìm lời giải khó 正文

【keonhacai.bet88】Bài 2: Đi tìm lời giải khó

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-27 04:37:52

Thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại thực trạng cha mẹ quyết định tương lai nghề nghiệp của con. Bởi,Đitmlờigiảkeonhacai.bet88 phụ huynh nào cũng muốn con sẽ làm “thầy” chứ không chấp nhận cho làm “thợ”. Chính vì vậy, tình trạng hàng nghìn sinh viên đại học ồ ạt ra trường nhưng con số có việc làm thì chỉ rất ít.

Tích cực học tập sẽ giúp các em sớm nhận diện được ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân.

Nhiều em học sinh hiện nay vẫn mắc sai lầm khi lựa chọn ngành theo yêu cầu của gia đình, theo số đông, theo ngành “hot”… mà chưa thật sự hiểu rõ về ngành học của mình. Thầy Nguyễn Thanh Thiên, Phó trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên - Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Đã từng có thí sinh định đăng ký ngành thú y, nhưng cha mẹ ép học ngành thực phẩm. Lúc này, các em sẽ làm gì? Hãy tự tin, bản lĩnh thưa với cha mẹ rằng: “Con chọn ngành học con yêu thích thì con mới đủ tâm huyết để theo đuổi và trong tương lai con mới có thể thành công. Chọn ngành không phù hợp, ngành con không yêu thích, nếu con không bỏ học giữa chừng thì ngành học đó cũng sẽ bỏ con bất kỳ lúc nào”.

Và thực tế, khi không đam mê nghề mình đã chọn, lại không có năng khiếu đáp ứng ngành nghề ấy mà vẫn cố thi vào thì khi học, các em dễ cảm thấy chán nản, giảm hứng thú, không dốc hết sức để học tập. Đặc biệt, hậu quả là khi ra trường làm việc, các em sẽ không tìm được hứng thú trong công việc, không có nỗ lực để vươn tới đỉnh cao trong công việc thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến sự phát triển của xã hội. Em Võ Văn Kiệt, học sinh lớp 12A, Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy, chia sẻ: “Dù bị khuyết tật ở đôi tay, nhưng em luôn ước mơ trở thành một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Em biết sẽ rất khó thực hiện, nhưng bằng tất cả nỗ lực em đang tập trung học tốt để biến ước mơ thành hiện thực. Đặc biệt, việc cố gắng học để đậu đúng ngành, đúng trường mình đam mê sẽ giúp em tự tin hơn trong cuộc sống”.

Chuyện học sinh gặp khó khi đi vào “mê cung” ngành nghề chỉ có thể được giải quyết khi công tác hướng nghiệp được quan tâm, đầu tư đúng mức. Bản thân các em học sinh cũng nên chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề để tránh lạc lối trong việc định hướng tương lai.

Chia sẻ về kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề, em Nguyễn Văn Hậu, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, thổ lộ: “3 năm trước đây, khi lựa chọn vào học trung cấp ngành chế biến và bảo quản thủy sản, bạn bè và gia đình ngăn cản em rất nhiều. Nhưng qua tìm hiểu, em thấy học đại học ra trường chưa hẳn đã có việc làm ổn định, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” còn nhiều. Với bản thân mình, em chỉ mong muốn sau khi học xong sẽ có việc làm để mình có thể sống tự lập tốt để sớm đỡ đần cha mẹ. Và thật may mắn với em, chỉ sau 1 tháng tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi trong tay, em được Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang gọi vào làm việc (công ty trước đây em được trường gửi đi thực tập). Hiện tại, em đã làm việc được hơn 6 tháng, vừa được làm việc gần nhà, vừa có công việc ổn định với mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng, em thật sự hài lòng trước quyết định trước đây của mình”.

Thầy Trần Văn Ánh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Hữu, huyện Châu Thành, cho biết: “Từ thực trạng sinh viên đại học hiện nay tốt nghiệp ra trường mà vẫn không tìm được việc làm đang là thách thức trong công tác hướng nghiệp của nhà trường. Vì vậy, chúng tôi tập trung hỗ trợ cho các em các kỹ năng để nhận biết ngành nghề và khả năng công việc làm sau này để các em tự định hình. Từ đó, xác định năng lực bản thân, sở thích và kinh tế gia đình để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Đặc biệt, lời khuyên của nhà trường là không nhất thiết các em phải đậu vào đại học. Có khi học trung cấp hay cao đẳng tỷ lệ việc làm còn cao hơn”. Được biết, Trường THPT Phú Hữu hiện có 88 học sinh lớp 12 theo học. Trường vừa hoàn thành xong việc cho học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016. Theo đó, chỉ có 1/3 học sinh (32/88 em) đăng ký thi để xét tuyển vào đại học, 2/3 còn lại đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng và trung cấp (con số này tăng 1/3 so với kỳ thi năm 2015).

Điểm khác biệt ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 là thí sinh sẽ không phải đăng ký tuyển sinh vào các ngành đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trước khi diễn ra kỳ thi, mà sẽ đăng ký trường hoặc ngành sau khi biết điểm thi. Đây là cơ hội lớn để các em cân nhắc kỹ khi biết số điểm để lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Việc chọn trường hoặc ngành sau khi biết điểm sẽ tránh cho thí sinh phải chịu rủi ro cao, không bỏ sót những thí sinh có kết quả điểm thi tốt nhưng đăng ký vào ngành quá sức của mình. Em Nguyễn Quốc Hiệp, học sinh lớp 12T1, Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Em biết sức học của em không giỏi, chỉ ở mức trung bình, kinh tế gia đình em cũng khó khăn, nên dự định thi để lấy điểm xét học trung cấp ngành công an hoặc ngành quản lý đất đai. Cha mẹ em cũng đồng ý vì nó phù hợp với năng lực của em.

Ước mơ tốt nghiệp đại học để có cuộc sống tốt hơn vẫn là ước muốn cao đẹp và đáng trân trọng của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, đó không phải là con đường duy nhất để thành công. Thành công chỉ bắt nguồn từ việc các em chịu học và học như thế nào.

Thầy Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ: “Có một điều khẳng định rằng, các em có ước mơ, có khao khát, sẵn sàng nỗ lực để hoàn thiện bản thân thì ngành nào, trung cấp hay đại học không quan trọng. Quan trọng là các em có cố gắng, có quyết tâm để theo đuổi niềm đam mê ngành nghề yêu thích thì sẽ thành công”.

Bài, ảnh: CAO OANH

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín