Empire777Empire777

【nice vs psg】Doanh nghiệp nhà nước nợ hơn 1,54 triệu tỷ đồng

dầu khí,ệpnhànướcnợhơntriệutỷđồ<strong>nice vs psg</strong> PVN nợ

PVN có nợ phải thu khó đòi đứng đầu trong số các TĐ, TCT, với 6.787 tỷ đồng. Ảnh T.L minh họa

Chính phủ vừa có báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015.

PVN có số nợ phải thu khó đòi lên tới 6.787 tỷ đồng

Báo cáo cho biết, tổng tài sản hợp nhất của 103 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con (TĐ,TCT) hiện có năm 2015 là 2.821.006 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2014. Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân là 35%.

Tổng tài sản công ty mẹ các TĐ, TCT, công ty mẹ - con là 1.951.070 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2014. Trong đó, tài sản cố định chiếm 15% tổng tài sản.

Năm 2015, các TĐ,TCT đầu tư tài chính ngắn hạn 255.136 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2014. Trong đó, công ty mẹ là 232.532 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện so với năm 2014. Tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn/tổng tài sản là 9% theo số liệu báo cáo hợp nhất và 12% đối với số liệu báo cáo công ty mẹ.

Cùng thời điểm, các TĐ, TCT đầu tư tài chính dài hạn 165.414 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2014. Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn/tổng tài sản là 6%.

Báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT có tổng các khoản phải thu là 338.327 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2014. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2015 là 12%. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.715 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2014, chiếm 4,9% tổng số nợ phải thu.

Trong số các khoản nợ phải thu khó đòi này, PVN đứng đầu bảng với 6.787 tỷ đồng; tiếp đến là VNPT với 1.455 tỷ đồng; Viettel 972 tỷ đồng; TCT Lương thực Miền Bắc 815 tỷ đồng; TCT Hàng hải Việt Nam 712 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV HANEL 598 tỷ đồng; Vinacomin 532 tỷ đồng; Mobifone 379 tỷ đồng; Vinacafe 345 tỷ đồng...

Các Công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 477.544 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2014. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 10.733 tỷ đồng, tăng 26% so với thực hiện năm 2014, chiếm 2,2% tổng số nợ phải thu. Điển hình trong số này, Công ty mẹ - PVN có nợ phải thu khó đòi 2.150 tỷ đồng; Công ty mẹ - TĐ Công nghiệp Cao su 1.400 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT 1.275 tỷ đồng; Công ty mẹ - Viettel 643 tỷ đồng…

Việc theo dõi, ghi nhận và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi để xử lý theo quy định nhằm bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Theo đó, các TĐ,TCT đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo số liệu báo cáo hợp nhất là 15.716 tỷ đồng.

Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) trong số này phải kể đến Công ty mẹ - TCT Lắp máy Việt Nam nợ phải thu 6.112,896 tỷ đồng, bằng 57%; Công ty mẹ - TCT Đông Bắc nợ phải thu 5.782,997 tỷ đồng, bằng 75%...

Một số công ty mẹ có giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nợ phải thu khó đòi năm 2015 tăng cao so với năm 2014 như: Công ty mẹ - TCT Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai là 122,747 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Thương mại Hà Nội là gần 81,5 tỷ đồng... Tuy nhiên theo báo cáo, hầu hết các DN nêu trên đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đầy đủ để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.

Cũng theo báo cáo hợp nhất, hết năm 2015, các TĐ,TCT có tổng số hàng tồn kho là 191.164 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2014, chiếm 7%/tổng tài sản. Các TĐ,TCT đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp tổn thất trong trường hợp giá hàng hóa giảm, bảo toàn vốn với số tiền là 2.893 tỷ đồng.

Khả năng thanh toán nợ vay vẫn được đảm bảo

Báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT cũng cho thấy, tổng số nợ phải trả năm 2015 của 103 DN là 1.547.859 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2014. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần. Trong đó, có 25 TĐ,TCT có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; con số tương ứng ở công ty mẹ là 23 đơn vị.

Trong tổng nợ này, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các TĐ,TCT là 355.819 tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2014. Một số TĐ,TCT có số nợ vay từ các NHTM và tổ chức tín dụng tương đối lớn như: EVN (134.014 tỷ đồng); Vinacomin (42.743 tỷ đồng); TĐ Hóa chất (29.997 tỷ đồng); Viettel (16.313 tỷ đồng); TCT Hàng hải (14.734 tỷ đồng); TCT Xi măng (13.075 tỷ đồng); TCT Sông Đà (11.933 tỷ đồng); TĐ Công nghiệp Cao su (10.989 tỷ đồng)...

Một số Công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến 31/12/2015 của các công ty mẹ là 29.852 tỷ đồng.

Nợ nước ngoài hợp nhất của các TĐ,TCT là 348.189 tỷ đồng. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 121.098 tỷ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 97.179 tỷ đồng; vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 62.035 tỷ đồng; còn lại là các hình thức huy động khác.

Báo cáo của các Công ty mẹ, nợ nước ngoài là 300.230 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ - EVN là 208.962 tỷ đồng; Công ty mẹ - PVN là 23.645 tỷ đồng; Công ty mẹ - Vinacomin (22.845 tỷ đồng); Công ty mẹ - VEC là 22.262 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Cảng hàng không là 13.119 tỷ đồng.

Hệ số nợ tổng quát hợp nhất (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân năm 2015 của các TĐ, TCT là 0,55 lần. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Tổng tài sản/tổng nợ phải trả) bình quân năm 2015 là 1,82 lần (công ty mẹ là 2,26 lần).

Báo cáo của Công ty mẹ, tổng số nợ phải trả là 862.798 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2014. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 0,8 lần.

Qua các chỉ tiêu trên, báo cáo của Chính phủ nhận định, tổng nợ phải trả của các công ty mẹ - DNNN luôn nhỏ hơn tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đối với một số Công ty mẹ - DNNN có mức huy động vốn vượt quá mức trần huy động (03 lần vốn chủ sở hữu) phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh) nhưng các công ty mẹ vay vượt mức trần huy động vốn theo quy định là các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, do vậy khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo.

Vốn nhà nướccơ bản được bảo toàn

Về vốn chủ sở hữu, báo cáo của Chính phủ cho biết, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của các TĐ, TCT năm 2015 là 1.254.899 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2014. Vốn chủ sở hữu của TĐ,TCT hàng năm tăng chủ yếu từ nguồn quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế, chênh lệch đánh giá lại tài sản và thặng dư vốn thu được trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, đơn vị phụ thuộc của TĐ,TCT.

Xét tổng thể, các TĐ,TCT bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,08 lần. Hệ số tự tài trợ bình quân (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) theo báo cáo hợp nhất là 0,44 lần.

Báo cáo của Công ty mẹ có tổng vốn chủ sở hữu là 1.083.505 tỷ đồng (tính riêng công ty mẹ - TĐ, TCT tổng vốn chủ sở hữu là 1.058.546 tỷ đồng), tăng 8% so với thực hiện năm 2014 nếu xét trong cùng số lượng TĐ, TCT hiện có năm 2015.

Về cơ bản, phần lớn các công ty mẹ - DNNN đều bảo toàn được vốn chủ sở hữu (trừ một số doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh bị lỗ). Ngoài ra, một số công ty mẹ - TĐ,TCT có tổng số vốn chủ sở hữu năm 2015 có thay đổi giảm so với năm 2014 do các TĐ, TCT này đang triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN theo Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Hoàng Lâm

赞(36)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【nice vs psg】Doanh nghiệp nhà nước nợ hơn 1,54 triệu tỷ đồng