您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch ngoại hạng trung quốc】Nhờ hợp tác xã kiểu mới, nông dân không còn “tự bơi” 正文

【lịch ngoại hạng trung quốc】Nhờ hợp tác xã kiểu mới, nông dân không còn “tự bơi”

时间:2025-01-09 23:56:07 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Trồng lúa ở Cà Mau vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, trong khi đất nhiễm phèn nặng. Ðể xây lịch ngoại hạng trung quốc

Báo Cà MauTrồng lúa ở Cà Mau vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, trong khi đất nhiễm phèn nặng. Ðể xây dựng thành công mô hình hợp tác xã kiểu mới phải thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, Hội Nông dân phải làm tốt vai trò “thầy đỡ”, từ khâu tổ chức sản xuất đến dịch vụ và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân có lời từ hạt lúa.

Trồng lúa ở Cà Mau vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, trong khi đất nhiễm phèn nặng. Ðể xây dựng thành công mô hình hợp tác xã kiểu mới phải thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, Hội Nông dân phải làm tốt vai trò “thầy đỡ”, từ khâu tổ chức sản xuất đến dịch vụ và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân có lời từ hạt lúa.

Chuyển đổi hình thức quản lý hợp tác xã (HTX) theo mô hình hội đồng quản trị, bổ sung điều lệ HTX, vốn góp sau chuyển đổi trên 1 tỷ 995 triệu đồng, đó là kết quả khi Luật Hợp tác xã năm 2012 vừa có hiệu lực. Tại đại hội xã viên của HTX Minh Hà A, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, ngay sau đó, Hội Nông dân xã và xã viên đã bàn sâu việc xây dựng hợp tác xã kiểu mới, sao cho xoá được cái nghèo, góp phần đưa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà đi vào đời sống thực tiễn, với mục tiêu giúp nông dân làm giàu bằng chính nghề nông, trong thị trường đầy biến động.

Khắc phục hạn chế của nghề nông truyền thống

Nâng cao trình độ, tay nghề, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, HTX mời giáo sư chuyên ngành (Trường Ðại học Cần Thơ) về hỗ trợ phân tích chất đất, hướng dẫn phương pháp bón phân cho cân đối. Phối hợp với cơ quan khuyến nông tỉnh, huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, quản lý dịch hại theo quy trình IPM, xây dựng điểm trình diễn, hội thảo chuyển giao tại hiện trường; liên kết với các trung tâm cung ứng giống lúa có xác nhận, bước đầu đã hình thành cánh đồng sản xuất một loại giống, cùng chủng loại có chứng nhận về chất lượng.

Máy gặt đập liên hợp của HTX bình quân mỗi ngày gặt được khoảng 5 ha lúa, thu về hàng chục triệu đồng.    Ảnh: NGỌC HUỆ

Thành công ban đầu, HTX tiếp tục mời kỹ sư khuyến nông hỗ trợ tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn xã viên quy trình sản xuất lúa theo cánh đồng lớn. Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau chọn HTX làm điểm chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa giống theo mô hình cánh đồng lớn. Xã viên được học quy trình, kỹ thuật sản xuất lúa giống, cuối vụ hộ đạt tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận "Ðiểm sản xuất giống lúa cộng đồng”.

44 hộ gia đình xã viên đầu tư mua máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy xới loại nhỏ để làm 2 vụ lúa, để sơ chế hạt lúa. Chính quyền địa phương hỗ trợ HTX 1 máy sấy, 2 thùng suốt. Thông qua nguồn lực của xã viên và sự hỗ trợ của Nhà nước, HTX đã được trang bị phương tiện máy móc phục vụ sản xuất, cơ giới hoá những khâu then chốt nhất, từ sản xuất đến sơ chế và bảo quản sản phẩm. Có phương tiện cơ giới, xã viên chủ động hơn, HTX đứng ra làm đầu mối cung ứng dịch vụ cày, bừa, trục phá đất, giá thuê thấp hơn bên ngoài 10% (xã viên khó khăn được HTX bảo lãnh).

Chuyển đổi mô hình, Hội đồng Quản trị (HTX) đã phát huy được nguồn lực, nâng cao trình độ, tay nghề cho xã viên. Nâng cao năng lực hợp tác trong xã viên, chất lượng sản phẩm bằng hành động, việc làm cụ thể, xã viên đồng tình cao để tạo dựng thương hiệu chất lượng lúa của HTX Minh Hà.

Ðột phá trong liên kết

Mô hình tổ chức, trình độ sản xuất, phương tiện cơ giới, vùng nông sản tập trung đã được khai thông. Tìm kiếm đối tác liên kết, hợp tác được đặt lên hàng đầu. Hội đồng Quản trị HTX chủ động tìm và chào mời đối tác đến liên kết cùng sản xuất kinh doanh. Mùa vụ trong các năm 2013-2014-2015, HTX liên tiếp gặt hái thành công từ sự liên kết các nhà.

Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Ðạm Cà Mau liên kết sản xuất lúa thương phẩm chất lượng theo mô hình khép kín quy mô 98 ha. Doanh nhiệp cung ứng lúa giống OM6976 với giá 12.500 đồng/kg; phân, thuốc thanh toán bằng giá công ty giao cho đại lý cấp 1, công ty bao tiêu lúa thương phẩm. Chương trình “Ðồng hành cùng nhà nông” Ðạm Cà Mau hỗ trợ 50 kg phân đạm/ha cho hộ tham gia. Vụ lúa liên kết năng suất đạt 6,5 tấn/ha, sản lượng 637 tấn, giá 4.400-4.500 kg (cao hơn giá mua tại thị trường địa phương 200-300 đồng/kg), lợi nhuận tăng 10-15%.

Vụ đông xuân năm 2014, HTX tiếp tục ký hợp đồng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng với diện tích 105 ha, 37 hộ tham gia. Năng suất vụ này đạt 7 tấn/ha, sản lượng 735 tấn lúa thương phẩm, giá bán 5.000 đồng/kg (cao hơn giá mua tại thị trường địa phương 500 đồng/kg), lợi nhuận tăng thêm cho xã viên tham gia trên 367 triệu đồng.

Năm 2015, Trung tâm Giống tỉnh Cà Mau ký hợp đồng với HTX sản xuất giống OM6162, 5451 trên diện tích 25 ha với giá thu mua 6.500 đồng/kg (cao hơn giá mua tại thị trường địa phương 1.500 đồng/kg), lợi nhuận tăng thêm cho xã viên tham gia trên 225 triệu đồng.

Tuân thủ đúng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, 3 giảm, 3 tăng, xã viên đã giảm 50 kg giống/ha, giảm 10% phân bón, giảm 4 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí sản xuất giảm trên 30%. Sản xuất theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp hỗ trợ xã viên nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng, quản lý điều hành sản xuất - kinh doanh, giữ chữ tín về chất lượng. Số lượng sản phẩm, mọi hỗ trợ trong liên kết như giống, vật tư, giá thu mua và các chi phí khác đều được công khai trong hội nghị xã viên, nông dân yên tâm và chủ động thực hiện hợp đồng đã ký. HTX năng động hơn khi thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra. Kết thúc và thanh lý hợp đồng, hộ xã viên chỉ đóng phí dịch vụ 10.000 đồng/tấn lúa/vụ vào quỹ quản lý của HTX. Người nông dân không còn tự bơi để tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay, HTX đang liên hệ để làm đối tác với Công ty Lương thực Vĩnh Lộc (Bạc Liêu), Công ty Minh Khánh, sản xuất lúa thương phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, mở ra một hướng đi mới cho xã viên.

Sau 5 năm đổi mới

Hiệu quả 150 ha đất trồng 2 vụ lúa, năng suất tăng từng vụ (năm 2012 đạt 5 tấn/ha/vụ, năm 2013 đạt 5,2 tấn/ha/vụ, năm 2014 đạt 5,5 tấn/ha/vụ, năm 2015 đạt 6 tấn/ha/vụ); sản lượng lúa hàng hoá đạt 1.700 đến 1.800 tấn/vụ; lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt trên 45 triệu đồng/ha.

Sau vụ lúa đông xuân, HTX khuyến khích xã viên đưa giống bí xanh, bí đỏ, dưa gang, đậu xanh trồng xuống ruộng, HTX hỗ trợ, khuyến khích gia đình xã viên phát triển đàn heo, gia cầm, theo mô hình trang trại vừa và nhỏ; tận dụng bờ xáng, bờ bao trồng rau màu thời vụ, ao hồ nuôi cá, chăm sóc vườn chuối để năng suất ổn định... Việc làm này tạo cho xã viên có thêm nguồn thu từ 30-40 triệu đồng/hộ/năm. Ðây vừa là giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất, vừa tạo thêm việc làm cho lao động trong HTX.

Sau 5 năm chuyển đổi, 43 hộ nông dân xin vào HTX, đến nay HTX có 65 hộ xã viên, mức thu nhập bình quân 80 triệu đồng/hộ năm, 15 hộ có cơ ngơi trị giá hàng trăm triệu đồng. Gia đình xã viên có đầy đủ phương tiện nghe, nhìn, phương tiện đi lại bằng cơ giới, con em đến tuổi đều cắp sách đến trường, cuộc sống của nông dân đã bắt nhịp xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.

Phó Giám đốc HTX Minh Hà A Ðinh Văn Phúc cho biết, ngoài việc hợp sức để phát triển kinh tế hợp tác, giúp xã viên nâng cao thu nhập, ông còn chăn nuôi heo theo mô hình trang trại với 18 con heo nái, mỗi lứa heo xuất bán hàng trăm heo con, trên 5.000 tấn heo thịt, doanh thu gần 1 tỷ đồng.

Vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX, vừa là Bí thư Chi bộ ấp, ông Vũ Ðăng Khoa khẳng định: “Vận động nông dân vào HTX không phải để chờ thụ hưởng chính sách. Mấu chốt là phải biết cách khơi dậy nội lực của dân để thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước. HTX bây giờ nói phải đi đôi với làm, làm phải có hiệu quả thì nông dân mới tin, con đường làm giàu của nông dân mới bền vững"./.

Phạm Văn Ðông