游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:50:36
Tác động mạnh
Hiện nay,ịchvụngânhàngbậtampquotlênnhờcôngnghệtỷ số trận atalanta các quy định pháp lý cho sự phát triển của ngân hàng số hay Fintech tại Việt Nam về cơ bản đã có nhưng chưa đầy đủ, nên việc triển khai lĩnh vực này còn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Fintech tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính - ngân hàng. Trong đó, hệ thống ngân hàng truyền thống chịu tác động nhiều nhất, ở cả mặt tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực như: Tăng mức độ phổ cập tài chính, tăng tự động hóa, giảm chi phí giao dịch, giúp nâng cấp và cải tiến dịch vụ ngân hàng; giúp ngân hàng tiến lên ngân hàng số thuận lợi. Ngân hàng chịu tác động tiêu cực khi Fintech là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng ở một số lĩnh vực; rủi ro do tội phạm công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao.
Do đó, nhiều công ty công nghệ lớn tại Việt Nam như DPT, Viettel, CMC, VNG, VC Corp… đã tập trung vào lĩnh vực Fintech, nhưng các công ty này vẫn chủ yếu tiếp cận thông qua phát triển công cụ thanh toán điện tử. Để phát triển, “bài toán’” đã được giải quyết bằng việc kết hợp, hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng truyền thống.
Một khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm 2017 cho biết, 72% công ty Fintech Việt Nam lựa chọn việc hợp tác với các ngân hàng trong kinh doanh, cung ứng sản phẩm - dịch vụ, bởi đây là tiền đề cho việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Theo ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), việc triển khai ngân hàng số cũng như phát triển các công ty Fintech đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Môi trường pháp lý chưa theo kịp công nghệ mới nên hạn chế, làm chậm việc phát triển các ứng dụng công nghệ cao; chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ rất lớn; ngân hàng có thể gặp phải vấn đề trong quản trị rủi ro về: Chiến lược, pháp lý, tài chính, gian lận… Tuy nhiên, đây là xu hướng đang phát triển rất mạnh trên thế giới nên các ngân hàng và các công ty công nghệ không thể đứng ngoài cuộc.
Biết cách tận dụng
Theo “Báo cáo về dịch vụ ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” khảo sát bởi IDG Vietnam năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% theo khảo sát năm 2015. Vì thế, tận dụng công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng không còn là điều mới mẻ với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đây sẽ là câu hỏi khó với các ngân hàng thiếu tiềm lực tài chính và thiếu cách nhìn nhận, phương hướng thực hiện đúng đắn.
Là một trong số những ngân hàng “chịu khó” ứng dụng công nghệ, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã hình thành hệ sinh thái ngân hàng số với các dịch vụ về: Tiết kiệm điện tử, ngân hàng số cho cá nhân và DN, các dịch vụ thương mại điện tử… Đặc biệt, ngân hàng này còn ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hệ thống quản trị, giúp phát hiện rủi ro bất thường trong hoạt động ngân hàng.
Theo bà Bùi Thị Thanh Hương, đại diện TPBank, công nghệ đã làm thay đổi thói quen, hành vi và cách tiếp cận phục vụ khách hàng, do đó, khách hàng đã trở thành trung tâm, buộc ngân hàng phải thay đổi để phù hợp.
Trong khi đó, sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt là Ví Việt) của LienVietPostBank đã có nhiều cải tiến. Ngoài việc sử dụng là ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, phương tiện thanh toán trực tuyến, Ví Việt hiện đã cung cấp thêm các dịch vụ ngân hàng online: Gửi tiền tiết kiệm, truy vấn số dư tài khoản, tất toán sổ tiết kiệm, vay cầm cố sổ tiết kiệm… nên thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng.
Như vậy, “bộ mặt” của ngành ngân hàng sẽ thay đổi khi áp dụng theo công nghệ số; tuy nhiên, việc triển khai cần đến nhiều giải pháp. Vì thế, ông Hoàng Đình Thắng cho rằng cả ngân hàng thương mại và các cơ quan quản lý phải có những thay đổi. Theo đó, các ngân hàng thương mại phải nghiên cứu và xây dựng lộ trình hợp lý để dịch chuyển, việc phát triển này cần song song với việc xây dựng hệ sinh thái của ngân hàng; phải xây dựng được giải pháp quản trị rủi ro cho ngân hàng số vì đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh, an toàn. Đặc biệt, ông Thắng khuyến nghị, các ngân hàng khi xây dựng nếu đủ tiềm lực thì có thể tự lực phát triển dịch vụ ngân hàng số, nếu không thì nên phối hợp với các công ty Fintech để có hướng đi hợp lý hơn.
Về phía các cơ quan quản lý, các chuyên gia cho rằng, NHNN cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về Fintech, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đồng thời thành lập Tổ nghiên cứu về Ngân hàng số, đánh giá tiềm năng và xu hướng phát triển/chuyển dịch mô hình Ngân hàng số tại Việt Nam để có các chính sách hỗ trợ ngân hàng trong quá trình chuyển dịch này.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接