【lich thi đau cup c2】Sản phẩm có ích cho cộng đồng

时间:2025-01-25 18:31:32 来源:Empire777

Đạt giải nhất tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXIII - năm 2017,ảnphẩmcchchocộngđồlich thi đau cup c2 sản phẩm “Thiết bị tìm kiếm cứu nạn” của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, đã xuất sắc tạo nên tiếng vang cho tỉnh nhà. Khi sản phẩm của các em có nhiều ứng dụng tiện ích cho cộng đồng, giúp cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trở nên dễ dàng hơn.

Thầy và trò bên sản phẩm “Thiết bị tìm kiếm cứu nạn”.

Kết quả của sáng tạo và đam mê

“Cho đến bây giờ, dù hội thi đã kết thúc, thế nhưng cảm giác vui sướng, hồi hộp, bất ngờ vẫn còn ngập tràn trong lòng chúng em. Chúng em vẫn không nghĩ là mình có thể đạt được thứ hạng cao nhất như vậy”, đó là chia sẻ chân thành của nhóm học sinh Đàm Thanh Phong, học sinh lớp 12H, em Nguyễn Vĩnh Lạp, học sinh lớp 12VL và em Nguyễn Dương Hoàng Sơn, học sinh lớp 12A2, Trường THPT chuyên Vị Thanh. Em Đàm Thanh Phong, đội trưởng của nhóm, cho biết: “Để thực hiện sản phẩm này chúng em và giáo viên hướng dẫn đã tốn rất nhiều thời gian và công sức. Cũng có nhiều lần thử nghiệm thất bại, máy bay của chúng em bay lên rồi rớt xuống hoài, tốn kém lắm nhưng không vì thế mà chúng em nản lòng. Điểm may mắn của chúng em chính là được sự quan tâm, động viên hỗ trợ của nhà trường, gia đình và thầy cô nên mới có được sản phẩm thành công như ngày nay”. Quả thật, nhìn nụ cười tươi rói trên khuôn mặt các em và cả giáo viên hướng dẫn, chúng tôi cảm nhận được sự hạnh phúc và vui mừng sau những nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng.

Chia sẻ cơ duyên vì sao 3 em học tại 3 lớp khác nhau mà lại có chung một ý tưởng sáng tạo nên sản phẩm độc đáo, có nhiều lợi ích đến như vậy, thì em Nguyễn Vĩnh Lạp thổ lộ: “Ba em là ba đứa bạn thân chơi với nhau, cùng được chọn vào nhóm đầu tiên trường mở lớp học về ngôn ngữ lập trình C (lập trình Arduino: lập trình phần cứng). Và nhất là cùng tham gia vào Câu lạc bộ RC - Hậu Giang. Đây là câu lạc bộ máy bay mô hình. Khi đó, chúng em nghĩ, chơi không thì phí quá. Sau không biến trò chơi thành một thiết bị có ích. Vậy là ý tưởng được hình thành từ trong mỗi lần nhìn những chiếc máy bay bay lơ lửng trên bầu trời”.

Được biết, sản phẩm “Thiết bị tìm kiếm cứu nạn” của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh được điều khiển bằng điện thoại di động. Sản phẩm là sự kết hợp giữa sự tiện lợi của chiếc xe ôtô và chiếc máy bay. Theo đó, xe ôtô sẽ mang theo rô bốt đi vào hiện trường vụ việc, nhờ vào các cảm biến nhận được từ rô bốt gửi về điện thoại qua sóng 3G, khi đó, người điều khiển sẽ có thể quan sát rô bốt cứu nạn đi đến đâu bằng camera được gắn và truyền trực tiếp về màn hình. Nhờ cảm biến được nhiệt độ, độ ẩm, cảm biến khí ga… nên sản phẩm này nếu được sử dụng tại các khu chung cư, siêu thị, môi trường sản xuất công nghiệp sẽ hỗ trợ con người làm nhiệm vụ phản ánh thông tin. Với những khu vực nguy hiểm, con người không thể tiếp cận vì có khí độc, hóa chất, nhiều khói… thì có thể điều khiển rô bốt để quan sát hiện trường.

Đồ chơi con nít trở thành sản phẩm có ích

Thầy Lê Hữu Kỳ Quan, giáo viên hướng dẫn các em, chia sẻ: “Khi nghe các em chia sẻ ý tưởng, tôi và thầy Huỳnh Sinh Lel cũng thấy bất ngờ, nhưng từ trong ý tưởng thầy và trò cũng muốn thử sức mình với những sản phẩm độc đáo, có lợi nên bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, lý thuyết thì không khó nhưng khi tiến hành thí nghiệm thì khó vô vàn. Nhất là những lần thực nghiệm tại trường, nhiều người nói làm đồ chơi con nít, làm sao mà máy bay bay lên được còn cẩu theo một chiếc xe ôtô với một con rô bốt ở dưới nặng hơn 1kg. Rồi những lần cả xe và máy bay rơi vỡ thành từng mảnh vụn… làm cả thầy và trò đều thấy xót lòng”.

Vài lần thất bại, bị mọi người nhìn bằng cặp mắt không mấy tôn trọng, rồi quỹ thời gian dành cho việc dạy và học của thầy và trò khá nhiều, phải ăn cơm vội vã, tranh thủ ban đêm để đến nhà bạn làm sản phẩm… Khó khăn, trở ngại không ít nhưng bằng sự đam mê và óc sáng tạo, thầy và trò đã không nản lòng. Chính điều đó đã mang vinh dự về cho tỉnh nhà, khi tên sản phẩm xuất sắc vượt qua các tỉnh bạn, được xướng tên giành giải nhất tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXIII - năm 2017, được tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh.

Nói về sản phẩm của nhóm mình, em Nguyễn Dương Hoàng Sơn bật mí: “Do lập trình phần cứng Arduino nên khó và tốn kém nhiều kinh phí. Cũng may là nhóm em được thầy cô, cha mẹ hỗ trợ nhiệt tình. Đặc biệt là khi sản phẩm mang ra dự thi tại Bắc Ninh, nhìn sản phẩm mô hình của đội Thành phố Hồ Chí Minh cũng tương tự như của mình thì ngay lập tức thầy và nhóm đã họp lại và quyết định nâng cấp sản phẩm ngay lập tức. Ba của bạn Phong đã hỗ trợ kinh phí để chúng em đi ra Hà Nội mua thêm thiết bị. Đó chính là động lực để chúng em tự tin hơn với sản phẩm hoàn chỉnh này”.

  Thầy Huỳnh Sinh Lel, giáo viên hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm, bộc bạch: “Cũng mất hơn 1 năm sản phẩm mới được hoàn thành xong. Chúng tôi rất vui vì đã thực hiện bằng chính sự đam mê và sáng tạo của mình. Theo đó, dự kiến sắp tới, thầy và trò sẽ tiếp tục nghiên cứu để thay đổi thiết kế của bánh xe cũng như cải thiện mẫu mã xe cho phù hợp với điều kiện thực tế”.

Tận mắt nhìn chiếc máy bay cẩu theo chiếc xe ôtô của nhóm học sinh bay vút lên cao, chúng tôi thầm tự hào vì học sinh tỉnh nhà đã có những sản phẩn đủ sức, đủ tầm để có thể vươn xa trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cùng bạn bè các tỉnh, thành trong cả nước.

Bài, ảnh: CAO OANH

推荐内容