发布时间:2025-01-12 17:50:16 来源:Empire777 作者:La liga
Báo chí Việt Nam thuộc hàng “sinh sau,áochíkinhtếViệti le bong da wap đẻ muộn” so với nhiều nước, những tờ báo chuyên về địa hạt kinh tế bằng chữ quốc ngữ lại càng hiếm hoi hơn. Trong bối cảnh như thế, sự ra đời của tuần báo “Nông cổ mín đàm” rất đáng chú ý.
“Nông cổ mín đàm” có nghĩa "uống trà, bàn chuyện làm ruộng và đi buôn", lâu nay vẫn được nhìn nhận là tờ báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa, toàn bộ nội dung của tuần báo này dành cho hai nội dung làm ruộng (thực chất là bàn chuyện lúa gạo dưới góc độ hàng hóa) và đi buôn - nội dung tuy không xa lạ với tâm thức người Việt nhưng vẫn luôn mới ngay cả lúc bấy giờ. Trái lại, nội dung kinh tế chỉ tập trung một số tin tức về lúa gạo và đặc biệt ở chuyên mục "Thương cổ luận" (bàn luận về nghề buôn bán). Ở đây, người giữ chuyên mục này - học giả Lương Khắc Ninh - đã thẳng thắn tuyên chiến với tư tưởng tứ dân “sĩ - nông - công - thương” đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt bằng lời khẳng định: “Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường”. Đồng thời, hướng dẫn các thương nhân Việt Nam cách giao thương buôn bán và khuyến khích, kêu gọi họ đoàn kết để cạnh tranh với các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều, trong đó có việc thành lập những công ty chuyên về thương nghiệp để cạnh tranh.
Giờ đây, những câu chuyện khai mở công ty, liên kết để tăng cường sức cạnh tranh, tìm đối tác là khái niệm kinh tế mà một sinh viên năm nhất cũng có thể biết được nhưng vào bối cảnh lúc đó, học giả Lương Khắc Ninh cùng tuần báo của mình quả đã đi trước thời đại bằng việc mở ra một địa hạt mới cho báo chí Việt Nam: Báo chí kinh tế.
Nhưng rồi, bối cảnh lịch sử của Việt Nam ngót năm, bảy chục năm sau dường như đã chặn cái mạch mà “Nông cổ mín đàm” khơi mở. Báo chí Việt Nam vẫn phát triển, đa dạng về thể tài, thể loại mà xem ra báo chí kinh tế vẫn chỉ đứng trong một góc khuất nào đó của dòng chảy lịch sử.
Không quá để nói rằng, sự phát triển của dòng báo chí cách mạng Việt Nam với sự ra đời của tờ báo Thanh niên tháng 6/1925 không chỉ có tác dụng hiện đại hóa, khẳng định sâu hơn, nặng hơn vai trò của báo chí Việt Nam, mà còn giúp định hình rõ hơn dòng báo chí kinh tế ở nước ta. Nhưng không phải “một sớm, một chiều”, báo chí kinh tế Việt Nam đã có ngay được một vị thế nổi bật mà nhiều trường hợp, chỉ là “người chen ngang” hay là “kẻ đến sau” trong việc cung cấp thông tin, phản ánh thị trường chứ chưa nói đến mục tiêu xa hơn là kết nối kinh doanh. Từ khi chính sách đổi mới được triển khai, cụ thể là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, báo chí kinh tế Việt Nam mới như “cá gặp nước”, phát triển càng lúc càng mạnh mẽ, phát huy tối đa vai trò cung cấp thông tin. Nếu như ở Việt Nam, báo chí được xem là cơ quan ngôn luận của một cơ quan nhà nước, đồng thời là diễn đàn của đông đảo nhân dân thì chính việc mang “vai trò kép” này đã đồng nghĩa với việc mở ra những địa hạt mới cho báo chí kinh tế Việt Nam.
Ở góc độ vĩ mô, cùng với việc cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách của nhà nước về kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế, báo chí kinh tế Việt Nam cũng đồng thời gánh vai trò đấu tranh cho một môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân; cho quyền tự do kinh doanh của mọi người; giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh... Cần nói rằng, ở góc độ này, vai trò của báo chí kinh tế rất đáng kể. Một cuộc thăm dò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có đến 80 - 90% thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp được nắm bắt qua báo chí, truyền thông. Cùng đó, khi đóng vai trò phản biện đấu tranh cho việc hoàn thiện chính sách cũng đã giúp báo chí kinh tế đồng thời đóng cả vai trò vi mô, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với xã hội. Khi đó, báo chí kinh tế không còn là của riêng giới lãnh đạo, người làm chính sách, quan chức hay của đội ngũ giám đốc nữa mà đã được cả xã hội đón nhận. Đó quả là một vinh dự cao nhất với báo chí nói chung và báo chí kinh tế nói riêng. Đây cũng là tiền đề cho những thay đổi sâu sắc cho báo chí kinh tế Việt Nam về cách thức hoạt động, nhanh hơn, sâu hơn, nhiều thời lượng và đa chiều hơn. Trong khi đó, không thay đổi chính là sự đồng hành của báo chí, người làm kinh doanh và người làm chính sách để cùng nhau giải các bài toán của môi trường kinh tế đặt ra.
Hàng ngày, hàng giờ, báo chí Việt Nam chuyển tải một lượng thông tin khổng lồ đến với hàng chục triệu người dân trên khắp đất nước. Trong đó, thông tin kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng, mật độ cao và tỷ lệ thông tin lớn trên tất cả các loại hình báo chí, đáp ứng các mức độ nhu cầu khác nhau của mọi đối tượng công chúng về lĩnh vực này. Tuy nhiên, thông tin kinh tế trên báo chí hiện nay ở Việt Nam mới dừng ở mức độ phát hiện, phanh phui, trình bày thực trạng thiếu bền vững mà chưa chú trọng các giải pháp khắc phục, thậm chí rơi vào “ngụy phản biện”. Còn có không ít những khuôn hình báo chí thiếu phân tích sâu sắc từ góc độ kinh tế, thông tin chưa kiểm chứng, gây thiệt hại đến lợi ích nhà sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí lợi ích đất nước, trong số đó có cả những người được gắn mác “chuyên gia kinh tế”.
Thời đại chuyển biến nhanh cùng với báo chí còn có cả mạng xã hội. Đương nhiên, nội dung kinh tế cũng lại là một nội dung thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhiều người giờ đây cho rằng, không nên đối lập báo chí chính thống với mạng xã hội, thậm chí cực đoan hơn khi nghĩ đến chuyện hội tụ ở một mức độ nào đó giữa báo chí chính thống với mạng xã hội. Nhưng không khó để nhận ra rằng, bản chất của mạng xã hội trước sau vẫn chỉ là thông tin, trong đó, tất nhiên có cả thông tin kinh tế, mà thông tin thôi là không đủ cho người kinh doanh trả lời các câu hỏi và cả những bức xúc. Chỉ có một diễn đàn tranh luận đến cùng, với sự tôn trọng quyền nói lên ý kiến của mình, bảo đảm mọi phát ngôn có trách nhiệm mới có thể giúp xã hội trả lời các vấn đề mà nền kinh tế chuyển đổi đang đặt ra. Báo chí nói chung, đặc biệt là báo chí kinh tế, chứ không phải mạng xã hội, mới có thể đóng vai trò cung cấp một diễn đàn như thế.
Không gian sôi động trong phát triển kinh tế cũng như hội nhập đã tạo cho báo chí chảy nhanh hơn cùng dòng chảy thời đại nói chung và dòng chảy báo chí Việt Nam nói riêng, để báo chí có thể đi lên cùng nền kinh tế đất nước. Thực tiễn đòi hỏi báo chí kinh tế Việt Nam phải tinh hơn, trách nhiệm và sâu sắc hơn. Đó là sứ mệnh nặng nề mà cũng rất vinh quang cho báo chí kinh tế Việt Nam những năm sắp đến. |
相关文章
随便看看