游客发表

【soi keo ukraine】Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Nên hay không nên điều chỉnh giờ làm việc?

发帖时间:2025-01-10 07:53:24

du an bo luat lao dong sua doi nen hay khong nen dieu chinh gio lam viecQuy định làm thêm giờ trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp dễ phạm luật
du an bo luat lao dong sua doi nen hay khong nen dieu chinh gio lam viecKhông thể để doanh nghiệp có tính mùa vụ chờ thời gian làm việc bình thường
du an bo luat lao dong sua doi nen hay khong nen dieu chinh gio lam viecBộ luật Lao động (sửa đổi): Tác động đến việc mở rộng diện bao phủ về Bảo hiểm xã hội
du an bo luat lao dong sua doi nen hay khong nen dieu chinh gio lam viec
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Thúc đẩy dịch chuyển lao động

Tham gia phát biểu từ đầu giờ sáng, bày tỏ nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Bộ luật đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động/khu vực phi chính thức, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng: điều này nhằm bảo đảm tốt các quyền an sinh xã hội, bảo đảm tính đồng bộ thống nhất trong hệ thống pháp luật, thích ứng với tính linh hoạt của thị trường lao động.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) đánh giá: Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực không có quan hệ lao động sang khu vực có quan hệ lao động, từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức để người lao động không có quan hệ lao động được áp dụng một số tiêu chuẩn, điều kiện, tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội và bảo vệ một số đối tượng.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, cũng như tham vấn, khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi, dự thảo Bộ luật Lao động tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung như về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; một số quy định chung; việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động; hợp đồng lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; mức lương tối thiểu; Hội đồng tiền lương quốc gia; nâng lương, nâng bậc, chế độ phụ cấp, trợ cấp...

Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau như mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa; về tuổi nghỉ hưu; thời giờ làm việc bình thường; nghỉ lễ, Tết; tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

(Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Về việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như trong dự thảo Bộ luật, đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) tán thành với dự thảo song nêu quan điểm: chỉ nên quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và chung nhất vào dự thảo luật nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động; còn các quy định cụ thể như điều kiện, hồ sơ đăng kí thành lập tổ chức đại diện của người lao động giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, bảo đảm không tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm phức tạp tình hình quan hệ lao động.

Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định về bữa ăn ca cho người lao động vì cho rằng đây là vấn đề cấp bách hiện nay. Khẩu phần chất lượng bữa ăn ca trong nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến nhiều vụ việc ngộ độc thực phẩm tập thể, người lao động bị suy dinh dưỡng, đình công…

Sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên chủ yếu dựa vào sức lao động

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm.

Về quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho biết, theo quy định hiện hành, thời giờ lao động bình thường của người lao động Việt Nam đang ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Số giờ làm việc hiện nay của người lao động nước ta là 48 giờ/tuần, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa theo quy định hiện hành là 300 giờ/năm thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động lên đến 2.620 giờ/năm trong khi ở Trung Quốc là 2.288 giờ/năm và ở Hàn Quốc là 2.246 giờ/năm.

Bà Xuân lo lắng, trong điều kiện công tác thanh tra, giám sát và chế tài còn hạn chế thì tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tăng thời giờ làm thêm để khai thác sức lao động quá mức là khó tránh khỏi. Vì thế, đại biểu Đắk Lắk nhất trí với phương án là không mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa so với quy định hiện hành và cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức doanh nghiệp vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động.

Ngược lại với ý kiến trên, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị giữ nguyên quy định về thời giờ làm việc bình thường. Đại biểu cho rằng nếu rút ngắn hơn nữa thời gian lao động bình thường sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, khó đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, việc giảm giờ làm trong điều kiện hiện nay không mang lại lợi ích cho người lao động, chi phí của doanh nghiệp tăng lên, giảm cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc thu hẹp sản xuất thì ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Cùng với đó, ông Lộc còn kiến nghị mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm đối với một số ngành nghề đặc biệt.

Giơ bảng xin tranh luận với ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho biết, qua lấy ý kiến của công nhân thì người công nhân không muốn làm thêm giờ mặc dù thực tế họ cần làm thêm giờ vì tiền lương, thu nhập của người công nhân không đủ để trang trải cuộc sống, nhu cầu tối thiểu.

"Nhìn vào tâm thế của người công nhân khi đi làm và những đứa con của những người công nhân phải xa cha mẹ, phải gửi ông bà trông giữ để thấy vai trò của Quốc hội là làm chính sách để người lao động có thu nhập đủ sống, có thời giờ học tập, nâng cao tay nghề, có thời giờ giải trí, chăm sóc bản thân, gia đình và quan hệ xã hội – những quyền con người được Hiến pháp quy định. Sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên dựa vào chủ yếu là sức lao động của người lao động mà phải là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc" - bà Tâm nói.

Chiều nay, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận về nội dung này.

    热门排行

    友情链接