【số liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory】Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nhiều dư địa để khai thác, phát triển

时间:2025-01-11 01:43:33来源:Empire777 作者:Cúp C1

Giảm dần sự phụ thuộc từ nguồn nhập khẩu

Khảo sát của VCCI cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các doanh nghiệp tại nước xuất xứ đã giảm dần từ 58,ànhcôngnghiệphỗtrợNhiềudưđịađểkhaithácpháttriểsố liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory7% xuống 41,4%. Các doanh nghiệp FDI cũng đang giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước thứ ba hơn so với 5 năm trước.

Ông Hoàng Quang Phòng nhận định, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đã có nhiều khởi sắc trong những năm qua cả về số lượng và chất lượng, chiếm khoảng 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Công nghiệp hỗ trợ góp phần tăng cường sự liên kết trong chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như dệt may, da giày, điện tử, nông nghiệp, thủy sản… với các thị trường lớn và khó tính như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc...

Minh chứng cho thành quả của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam Mary Tarnowka cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang chủ động gia tăng sử dụng nguồn cung ứng từ doanh nghiệp Việt Nam. Trong số 500 công ty Hoa Kỳ được khảo sát ý kiến, có đến 40% chọn và tính toán chọn doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để bổ sung vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung

Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng cũng cho rằng, bên cạnh những bước tiến của ngành công nghiệp hỗ trợ, vẫn còn nhiều thách thức như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của ngành công nghiệp nội địa, cũng như của các đối tác, khách hàng đa quốc gia và năng lực đáp ứng.

Theo báo cáo khảo sát của Tổng cục Thống kê, về trình độ công nghệ, khoảng trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hóa và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất. Xét theo chuỗi giá trị, tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% doanh nghiệp dệt may da giày và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng.

Nâng cao hàm lượng công nghệ, tự động hóa

Đề cập đến tỷ lệ nội hóa trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, thì tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng hàm lượng công nghệ đóng góp cho chuỗi giá trị là bao nhiêu? "Điều đó mới quan trọng và là mấu chốt, như vậy có thể nói đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới là ý nghĩa sâu xa mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới” - bà Đỗ Thị Thúy Hương bày tỏ.

Ông Phạm Thanh Tùng, Phòng công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp, Bộ Công thương đánh giá, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn thiếu nguồn lực để đổi mới; chưa đủ năng lực cung cấp linh kiện và phụ tùng có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp đáp ứng các yêu cầu để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 115/NQ-CP (ngày 6/8/2022) của chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công thương cho biết đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế về thị trường thuộc các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục triển khai thêm nhiều hoạt động hợp tác song phương và đa phương, ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu...

Để cải thiện tình hình nêu trên, ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, việc thúc đẩy mạnh công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ vẫn là trọng tâm cần ưu tiên. Do vậy, thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

Hiện nay Bộ Công thương cũng đang phối hợp với các cơ quan đơn vị triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa và tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong năm 2021, có 48 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, 105 doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cải tiến sản xuất. Tổng cộng 62 khóa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cán bộ quản lý, người lao động của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã được tổ chức.

相关内容
推荐内容