当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tepatitlan】Kỳ I: Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt

Kỳ I: Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt
Điện thoại di động - sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương,ỳICơhộilớncủadoanhnghiệpViệtepatitlan ông Nguyễn Văn Anh - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam - cho biết: Sản phẩm của công ty là viên gỗ nén dùng trong sản xuất công nghiệp, cung cấp nhiệt lượng cho hệ thống nồi hơi của khu công nghiệp, nhà máy sản xuất; dùng làm chất đốt, sưởi ấm gia dụng. Đặc biệt, dòng sản phẩm này thân thiện với môi trường, có thể dùng thay thế cho năng lượng truyền thống như dầu mazut hay than đá. Hiện sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang một số thị trường châu Á và tới đây muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Âu. Cũng theo ông Nguyễn Văn Anh, thị trường châu Âu rất “khó tính”. Tuy nhiên, nếu DN đáp ứng được tiêu chuẩn và xâm nhập được vào thị trường này thì các thị trường khác cũng trở nên dễ dàng hơn.

Ông Đỗ Xuân Cửu - Giám đốc kinh doanh Công ty Dệt Hà Nam - chia sẻ: Hiện DN đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu một số sản phẩm như sợi, dệt. Tới đây, công ty sẽ sản xuất thêm các sản phẩm khăn, mục đích xuất khẩu sang châu Âu. Ông Cửu đánh giá: Châu Âu là thị trường rộng lớn, giá mua cao, nhưng hiện DN Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều, nhất là trong việc giới thiệu, bán sản phẩm khăn - chủ yếu do chất lượng chưa đạt yêu cầu. Khi EVFTA chính thức có hiệu lực, nhiều loại hàng hóa của Việt Nam, trong đó có dệt may xuất khẩu vào EU sẽ được hưởng ưu đãi. Do đó, thị trường châu Âu đang là “đích ngắm” của Công ty dệt Hà Nam.

Kỳ I: Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt
Đồ gỗ Việt đang dần chinh phục thị trường Châu Âu

“Để tiếp cận được thị trường này, công ty đã đầu tư máy móc, thiết bị nhằm cho ra đời sản phẩm dệt may chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường” - ông Đỗ Xuân Cửu cho biết thêm.

Là một trong những DN đã xuất khẩu khá nhiều hàng sang thị trường châu Âu nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Thân Đức Việt - Phó Tổng giám đốc Công ty May 10 - khẳng định: Công ty vẫn mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Theo ông Việt, EVFTA đã kết thúc đàm phán, với những nội dung đã đạt được, hiệp định sẽ giúp loại bỏ hơn 99% dòng thuế xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và ngược lại, trong thời hạn từ 7-10 năm. Hiệp định cũng mở ra cơ hội cho các sản phẩm cốt lõi của Việt Nam sang EU. Đối với mặt hàng dệt may, 7 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, nếu Việt Nam chứng minh được quy tắc xuất, EU sẽ xóa bỏ thuế quan thay vì phải chịu mức thuế cao như hiện nay.

Ông Thân Đức Việt lấy ví dụ: Một chiếc áo sơ mi của công ty xuất khẩu sang EU có giá 10 USD nhưng phải chịu thuế 12% (tương đương với 1,2 USD). Thế nhưng, nếu chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, DN sẽ không phải mất loại thuế này, trong khi chất lượng hàng hóa vẫn được đảm bảo, giá thành lại giảm hơn 10%. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam sẽ được tăng cao. Đây cũng là một trong số những lý do mà DN Việt Nam, trong đó có Công ty May 10 muốn thâm nhập thị trường EU.

Tham tán Việt Nam tại Bỉ và EU Nguyễn Cảnh Cường thông tin: Hiện có khoảng gần 1 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc tại các nước châu Âu. Trong đó, tại Pháp có khoảng 300.000 người, Đức 200.000 người... Cộng đồng người Việt tại châu Âu là những khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm của DN Việt Nam. Đây là một trong những thuận lợi rất lớn cho DN Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu.

Theo Bộ Công Thương, 3 ngành hàng dự kiến được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA là dệt may, giày dép và nông sản.

Kỳ II: Thay đổi tư duy

分享到: