【ti le keo bong da tv】Tàu Trung Quốc lại vào vùng tranh chấp với Nhật
Các tàu của chính quyền Trung Quốc lại tiến vào khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông,ốclạivagraveovugravengtranhchấpvớiNhậti le keo bong da tv lần đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử ở Nhật, theo lời lực lượng tuần duyên Nhật Bản ngày 21-12.
Tàu hải giám của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp |
“Ba tàu hải giám đã vào vùng biển chủ quyền của chúng tôi gần Kubajima”, AFP dẫn lời một quan chức của lực lượng tuần duyên Nhật Bản nói, nhắc tới tên một hòn đảo trên quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Lực lượng bảo vệ bờ biển nói ba tàu Trung Quốc đã xuất hiện ở tây bắc đảo Kubajima khoảng 10g20. Một tàu ngư chính của Trung Quốc cũng xuất hiện ở vùng biển cách đảo Uotsurijima 37km về phía tây bắc, theo lực lượng tuần duyên Nhật.
Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu của chính phủ vào vùng biển xung quanh quần đảo kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa vào tháng 9. Các nhà phân tích nói Bắc Kinh có ý định chứng tỏ họ có thể ra vào vùng biển này tùy thích.
Tuần trước, một máy bay Trung Quốc cũng bay vào không phận quần đảo trong sự kiện mà Nhật Bản nói là lần đầu tiên xảy ra kể từ ít nhất là năm 1958. Tuy nhiên, các tàu ngày 21-12 chưa vào trong vùng 12 hải lý so với bờ biển của các đảo.
Nhật Bản sắp có Thủ tướng mới Shinzo Abe, một nhân vật có lập trường đối ngoại cứng rắn.
Sau khi tin tức về việc đảng của ông Abe thắng cử loan đi, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đặt câu hỏi về sự thành thật của ông trong việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Tân Hoa xã nhắc lại những nhận xét của ông Abe rằng “sẽ không có thương lượng gì hết” về chủ quyền quần đảo tranh chấp.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “hết sức quan ngại” về quan hệ song phương trước mắt, dù sẵn sàng hợp tác với Tokyo “để phát triển và ổn định quan hệ song phương”. Tân Hoa xã đề cập tới lập trường của ông Abe về quần đảo cũng như đưa lại các nhận xét của ông bày tỏ lấy làm tiếc vì không thể tới thăm đền Yasukuni trong nhiệm kỳ thủ tướng trước.
Ngôi đền là nơi thờ phụng các binh sĩ Nhật Bản chết trong chiến tranh, bao gồm cả những tội phạm chiến tranh thời Thế chiến thứ hai. Việc thăm ngôi đền là một chủ đề nhạy cảm giữa Nhật Bản và các nước từng bị nước này chiếm đóng trong thế chiến.
“Những nhận xét trái ngược từ thủ tướng sắp nắm quyền ở Nhật Bản khiến người ta không khỏi nghi ngờ sự thành thật của ông ấy trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc - Tân Hoa xã bình luận - Vào lúc quan hệ Trung-Nhật đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng, cuộc bầu cử Nhật Bản lẽ ra phải là cơ hội để khởi động lại quan hệ song phương. Một chính trị gia khôn ngoan sẽ nắm lấy cơ hội này để cho thấy thiện chí và các động thái xây dựng thay vì làm ngược lại”.
(Theo TTO)