Hiện nay,Đagraveotạocửtuyểngắnvớinhucầusửdụsoi kèo jordan đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh là 1.479 người. Công tác bố trí việc làm cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp và tuyển dụng sinh viên DTTS trình độ cao đẳng, đại học đã đáp ứng nhu cầu nguồn cán bộ người DTTS, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chính đội ngũ này với trình độ chuyên môn được đào tạo, bằng ngôn ngữ và sự hiểu biết sâu sắc phong tục tập quán, trình độ sản xuất của dân tộc mình đã góp phần vận động, tuyên truyền và thực hiện các mô hình để đồng bào hiểu, làm theo và xóa bỏ hủ tục trong phong tục tập quán, chăm sóc sức khỏe, lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt, đặc biệt là ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuy nhiên, hạn chế trong công tác cử tuyển thời gian qua là quá chú trọng đến một số ngành nghề trọng tâm như y tế, giáo dục, xây dựng đội ngũ công chức hành chính, viên chức sự nghiệp mà chưa mở rộng ra các lĩnh vực khác đang rất cần nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Điển hình như trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Các chương trình dạy nghề nông nghiệp nông thôn, các chính sách trong công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ cây - con giống đã được triển khai đến đồng bào DTTS nhưng vẫn chưa thay đổi được thói quen chăn nuôi và trồng trọt nhằm nâng cao năng suất và đời sống người dân.
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Bình Phước trong giờ học - Ảnh: V.T
Trong lĩnh vực văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh hiện rất cấp thiết. Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, những làn điệu dân ca, hát ru, nhạc, múa cồng chiêng của đồng bào S’tiêng, M’nông đang dần bị mai một. Âm nhạc truyền thống của các dân tộc Tây Bắc như Tày, Nùng, Thái… trên địa bàn Bình Phước cũng rất cần có không gian để phát huy và người am hiểu để bảo tồn.
Trong lĩnh vực du lịch, tỉnh đã xác định một số khu du lịch trọng điểm, xây dựng và hình thành các tour du lịch kết nối Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, trảng cỏ Bù Lạch với các sản phẩm du lịch khám phá và trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo của người S’tiêng, M’nông. Tuy nhiên, nguồn nhân lực là người DTTS trực tiếp làm du lịch đã qua đào tạo chuyên môn như: quản lý, hướng dẫn viên, nghệ nhân giới thiệu sản phẩm du lịch vật thể và phi vật thể để hấp dẫn, thu hút, thỏa mãn nhu cầu du lịch văn hóa của khách du lịch khi đến với Bình Phước lại rất thiếu và yếu.
Viện dẫn một số lĩnh vực để thấy rằng nguồn nhân lực ở lĩnh vực nào cũng cần thiết và quan trọng. Nhưng để xác định đúng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, phải xuất phát từ nhu cầu của các địa phương trong từng lĩnh vực cụ thể với quy trình xây dựng chỉ tiêu và cử tuyển theo chiều dọc từ xã, huyện đến tỉnh và theo chiều ngang là giữa các lĩnh vực với nhau. Xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực người DTTS qua đào tạo sẽ là đầu tàu dẫn dắt đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh phát huy lợi thế, khả năng, bản sắc văn hóa truyền thống, áp dụng khoa học - kỹ thuật và kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực để huy động sức mạnh của tập thể cộng đồng trong lao động, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, mục tiêu của cử tuyển sẽ không dừng lại ở việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho lĩnh vực công mà phải là đào tạo nguồn nhân lực cho vùng kinh tế - xã hội khó khăn bao gồm cả lĩnh vực tư. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù trong công tác đào tạo, bồi dưỡng người DTTS để người cử tuyển gắn bó với địa phương và ngành nghề được đào tạo. Đồng thời tham gia góp phần xây dựng quê hương, giúp chính đồng bào mình phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và thực hiện đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là thực hiện chính sách toàn diện, tạo điều kiện để các dân tộc phát huy nội lực cùng phát triển đất nước.