Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh của nhà sưu tập Nguyễn Công Tuấn 1. Đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) là tên dùng để chỉ những đồ sứ chế tác tại Trung Quốc theo “đặt hàng” triều đình Việt Nam trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX,đinhbảng xếp hạng fifa thế giới nữ được phân thành 4 dòng: ĐSKK thời Lê - Trịnh, ĐSKK thời chúa Nguyễn, ĐSKK thời Tây Sơn và ĐSKK thời Nguyễn. Trong đó, ĐSKK thời Lê - Trịnh là dòng đồ sứ do vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài ký kiểu sớm nhất (từ thế kỷ XVII), và là dòng ĐSKK được giới sưu tầm cổ ngoạn săn lùng nhiều nhất, có giá cao nhất trên thị trường cổ vật Việt Nam. ĐSKK thời Lê - Trịnh có 2 nhóm hiệu đề: Nội phủ thị… và Khánh xuân. Nhóm hiệu đề Nội phủ thị… với các hiệu đề: Nội phủ thị trung, Nội phủ thị hữu, Nội phủ thị bắc, Nội phủ thị nam, Nội phủ thị đông và Nội phủ thị đoài. Nhóm hiệu đề Khánh xuân có 2 hiệu đề: Khánh xuân và Khánh xuân thị tả. Đồ sứ Khánh xuân có giá trị mỹ thuật cao hơn, quý hiếm hơn và có giá cao hơn so với đồ sứ Nội phủ thị… Mỗi chiếc dĩa Khánh xuân hoàn hảo, đường kính khoảng 15 cm, hiện có giá khoảng 500 triệu đồng. Những chiếc có đường kính từ 18 cm trở lên thì giá cao hơn rất nhiều. Vậy nhưng, không phải có tiền là có thể mua được đồ sứ Nội phủ - Khánh xuân, vì trong giới sưu tầm cổ vật ở Việt Nam hiện nay không hiếm các đại gia sẵn sàng chi tiền tỉ để sở hữu những tuyệt tác ĐSKK thời Lê - Trịnh. Trong khi đó, đồ sứ Nội phủ - Khánh xuân vốn đã ít, nay lại càng hiếm hoi bởi sau hơn 300 năm góp mặt, dòng đồ này đã rơi rụng rất nhiều vì những nguyên nhân khác nhau. Đó cũng là lý do để đồ sứ Nội phủ - Khánh xuân giả xuất hiện, không chỉ bây giờ mà từ cuối thời Nguyễn và thao túng thị trường cổ vật. Nhiều người chỉ có sự đam mê và có tiền, nhưng thiếu kiến thức về ĐSKK thời Lê - Trịnh đã phải trả “học phí” cao khi vớ phải những món đồ sứ Nội phủ - Khánh xuân giả. 2. Trước nay, dường như chỉ có những tay sưu tập lão luyện mới đủ bản lĩnh và tiền bạc để chơi đồ Nội phủ - Khánh xuân. Gần 30 năm bén duyên với ĐSKK, tôi chỉ biết những “cao thủ lão làng” ở TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội… là “chủ nhân” của những sưu tập ĐSKK thời Lê - Trịnh danh giá. Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh của nhà sưu tập Ngô Văn Trường Tháng trước, tôi đăng tin trên facebook, nhờ các nhà sưu tập ĐSKK cung cấp hình ảnh những món ĐSKK quý hiếm mà họ sở đắc, để sử dụng trong cuốn sách Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn mà tôi sắp tái bản. Chỉ sau 10 ngày đăng tin, nhiều nhà sưu tập cổ vật ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Hải Phòng… đã liên hệ và cho biết, họ sẵn sàng cung cấp ảnh ĐSKK cho tôi sử dụng. Trong số đó có 3 nhà sưu tập trẻ từ Hà Nội, là: Nguyễn Công Tuấn, Ngô Văn Trường và Cao Cường – những người đã bỏ nhiều tiền của, công sức và trí tuệ để săn lùng những món đồ sứ Nội phủ - Khánh xuân chính hiệu, vốn là bảo vật của các nhà sưu tập lão làng ở trong và ngoài nước, để thỏa lòng đam mê cho thú chơi tao nhã mà tốn kém này. Hơn 30 món đồ sứ Nội phủ - Khánh xuân toàn bích với đủ chủng loại, kích thước, đề tài trang trí, hiệu đề… thuộc sở hữu của 3 nhà sưu tập trẻ Hà thành, là những đại diện xuất sắc của dòng ĐSKK thời Lê - Trịnh. Nếu Cao Cường dành trọn đam mê cho những món đồ Nội phủ thị nam vẽ “sen - cua”, thì Nguyễn Công Tuấn quyết tìm những món đồ Khánh xuân đắt giá vẽ “rồng - lân - phượng”, còn Ngô Văn Trường lại theo đuổi dòng đồ Nội phủ thị… với đầy đủ các hiệu đề: trung, hữu, bắc, nam, đông, đoài. Mỗi người một vẻ, nhưng đều giống nhau ở một điểm: say mê ĐSKK thời Lê - Trịnh. 3. Tôi từng làm việc ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nơi sở hữu hơn 2.000 món ĐSKK của các nhiều triều đại Việt Nam. Nhưng hầu hết ĐSKK ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là ĐSKK thời Nguyễn. ĐSKK của các thời kỳ khác chỉ khoảng vài chục món, trong đó ĐSKK thời Lê - Trịnh chỉ khoảng mươi món. Vì thế, trong gian trưng bày ĐSKK của bảo tàng này hoàn toàn vắng bóng ĐSKK thời Lê - Trịnh. Tôi đã từng đề nghị những nhà sưu tập ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Huế đang sở hữu những món ĐSKK thời Lê - Trịnh hợp tác với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để tổ chức một triển lãm chuyên đề về ĐSKK thời Lê - Trịnh. Nhưng do ĐSKK thời Lê - Trịnh là những trân phẩm, nên các nhà sưu tập rất e ngại cho mượn, di chuyển và trưng bày trong một thời gian dài. Vì thế mà mong ước của tôi và của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chưa thành hiện thực. Nhà sưu tập Nguyễn Công Tuấn (ngoài cùngbên trái), Cao Cường (thứ hai từ trái sang) Lần này, khi tiếp xúc với 3 nhà sưu tập trẻ ở Hà thành, tôi lại nói với họ mong ước của mình. Và, cả 3 người đều đồng ý cho tôi đưa những bảo vật của họ về Huế trưng bày. Từ Hà Nội, tôi liên lạc với TS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đề nghị phối hợp thực hiện một cuộc triển lãm đặc biệt về ĐSKK của tất cả các thời kỳ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trong dịp Festival Huế 2018. Trong đó, ĐSKK thời Nguyễn của bảo tàng này và ĐSKK thời Lê - Trịnh của 3 nhà sưu tập trẻ ở Hà Nội sẽ là 2 sưu tập “đinh” và “đỉnh” của cuộc triển lãm này. TS. Huỳnh Thị Anh Vân rất hào hứng với đề nghị trên, hứa là sẽ dành một không gian thích hợp để 2 dòng ĐSKK của hai giai đoạn hoàng kim trong lịch sử ký kiểu đồ sứ của các vương triều Việt Nam cùng tỏa sáng trong dịp Festival Huế sắp tới. Hy vọng điều này sẽ sớm thành sự thật và công chúng yêu cổ ngoạn ở Huế, cũng như du khách trong và ngoài nước đến thăm Cố đô Huế trong dịp Festival Huế 2018 sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những tinh hoa của ĐSKK, đang được các thế hệ sau trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị. Trần Đức Anh Sơn |