游客发表

【nhận định porto】Sản xuất trái cây sạch để tăng giá trị xuất khẩu

发帖时间:2025-01-12 08:44:26

So với các sản phẩm nông nghiệp khác,ảnxuấttricysạchđểtănggitrịxuấtkhẩnhận định porto ngành hàng trái cây đang mang lại kim ngạch xuất khẩu cao cho nông nghiệp Việt Nam.

Dù chưa đạt được mục tiêu nhưng ngành vẫn giữ được mức độ tăng trưởng và đạt trị giá 3,8 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với năm 2017.Tuy nhiên, để ngành hàng trái cây tiếp tục vươn xa, thâm nhập thị trường thế giới, ngành này đang nỗ lực sản xuất sạch để tăng giá trị xuất khẩu lên 4 tỷ USD trong năm nay và 5 tỷ USD trong năm 2020.

Bưởi da xanh là một trong 5 loại cây ăn trái đặc sản được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN

Chuyển đổi phương thức

Thời gian qua, tất cả các sản phẩm thực phẩm đều được người tiêu dùng quan tâm đặc biệt. Không chỉ người tiêu dùng nước ngoài, người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu sản phẩm tiêu dùng phải an toàn, có chất lượng cao. Chính vì điều đó, nông dân sản xuất trái cây bắt buộc phải thay đổi cách sản xuất để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội nông dân huyện Giồng Trôm cho biết, nông dân trồng bưởi ở địa phương cũng đã thay đổi cách sản xuất trái cây sạch, đặc biệt chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ sâu bệnh. Riêng với các loại sâu đục trái có múi, nông dân sử dụng hình thức bao trái để bảo vệ trái bưởi thay cho cách phun thuốc bảo vệ thực vật như trước đây.

Hơn nữa, Hội Nông dân huyện Giồng Trôm cũng hướng dẫn các hợp tác xã và người trồng bán bưởi da xanh dưới hình thức bán cả cây. Mô hình này vốn đã được thực hiện ở nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, An giang, Tiền Giang…

Song song với việc bán bưởi “sô” là thương lái sẽ đến vườn cắt toàn bộ trái với một giá thỏa thuận với nông dân, nông dân trồng bưởi cũng sẽ bán cho người mua theo đơn vị là “cây bưởi”. Với mỗi cây bưởi, chủ vườn sẽ đánh mã số để khách hàng lựa chọn và đến kỳ thu hoạch, chủ vườn sẽ chủ động thu và gửi sản phẩm đến người mua.

Từ cách bán bưởi này, người tiêu dùng sẽ được lợi là tiêu thụ bưởi với giá nhất định, không chịu rủi ro khi biến động thị trường. Với loại trái cây như bưởi da xanh, biến động mất giá rất ít khi xảy ra. Do đó, cách bán “cây bưởi” vừa giúp nhà vườn tiêu thụ bưởi ổn định, người tiêu dùng cũng mua hàng với giá ổn định, người tiêu dùng thế giới cũng có thể tiếp cận sản phẩm cây bưởi nhanh nhất.

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả 2 tháng 2019 đạt trị giá 585,4 triệu USD, giảm 9,7 % so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, nhờ chính sách của Trung Quốc thay đổi, siết chặt hàng rào kỹ thuật mà nông dân Việt Nam tự ý thức chuyển đổi sang sản xuất sạch hơn, tăng tỷ lệ trái cây đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn thực phẩm cho thị trường trong nước. Đây là giải pháp Trung Quốc nâng cao chất lượng nông sản cho thị trường mình, cũng vừa là giải pháp giúp nông sản Việt Namthoát tình trạng giải cứu khi thừa hàng, dội chợ.

Mở rộng thị trường

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2019, ngành hàng trái cây Việt Nam đã có chiến lược thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ sản xuất đến chế biến và tìm kiếm thị trường. Trong 2 năm qua, diện tích trồng cây ăn trái tăng lên đáng kể.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối năm 2018, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển 105.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và hoa màu khác, cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Sản lượng và chất lượng nhiều loại rau màu tăng. Trái cây tăng hơn 26.000 ha về diện tích và hơn 300.000 tấn về sản lượng so với năm 2017. Nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, mang lại thu nhập cao hơn 5 lần so với canh tác lúa.

Tại hội nghị Thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương khu vực này giảm 500.000 ha đất sản xuất lúa trong năm 2019 để chuyển sang sản xuất các loại cây ăn trái, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là kế hoạch mang lại lợi ích cho nông dân trồng lúa và cả những nông dân sản xuất lĩnh vực nông nghiệp khác.

Song song với kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất cây ăn trái của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 2/2019, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng đã dẫn đoàn xúc tiến thương mại của Hiệp hội sang Hội chợ triển lãm trái cây của Đức để tìm kiếm cơ hội, mở thêm thị trường xuất khẩu cho trái cây Việt sang các thị trường châu Âu, Tây Á…

Bởi yêu cầu thị trường ngày càng khắt khe, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây phải tự đầu tư kinh phí cho nông dân được chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng quốc tế.

Ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, công ty luôn đặt cọc khoảng 50 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân nằm trong chuỗi liên kết với Vina T&T ngay từ đầu vụ. Đặc biệt, Vina T&T cũng chi khoảng 2.000 USD để đăng ký chứng nhận Global GAP cho các hộ này theo chu kỳ 2 năm/lần.

Để hạn chế rủi ro, công ty còn thuê các chuyên gia của công ty nhập khẩu qua nhà máy giám sát, kiểm tra mẫu trái cây trước khi đưa vào chiếu xạ. Nếu phát hiện trái cây không đạt tiêu chuẩn sẽ hủy ngay lô hàng, tránh trường hợp tốn chi phí vận chuyển đi và về.

Chẳng hạn, mặt hàng thanh long rất khó bảo quản trong khi vận chuyển, thường bị nhũn trái nên để bảo đảm chất lượng, phải giữ trái thanh long trong nhiệt độ ổn định, buộc phải thu hoạch vào thời điểm rạng sáng rồi đưa ra nhà mát để đóng hàng và chở đến nhà máy vào trời tối để chiếu xạ.

Khi thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo quản trái cây tốt, ngành trái cây mới mong đạt được trị giá xuất khẩu 4 tỷ USD.

Theo Hồng Nhung (TTXVN)

    热门排行

    友情链接