Thưa ông, khi Chính phủ xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn vẫn có ý kiến đặt ra có nên xây dựng kế hoạch này hay không, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Năm 2016 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Luật Ngân sách (năm 2015). Luật có nhiều điểm mới, trong đó có việc lần đầu tiên xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm (2016-2020).
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn trước tiên là thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách.
Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc đưa ra kế hoạch tài chính trung hạn là sự đổi mới theo hướng rất tích cực.
Bởi chúng ta đưa ra được mức dự kiến chi tối đa. Đây là “ngưỡng” để các bộ, các địa phương nhìn thấy khả năng (thu/chi) để “liệu cơm gắp mắm”.
Về vấn đề nợ công, Chính phủ quyết tâm không tăng trần nợ công, tuy nhiên về nợ Chính phủ có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nên nới trần nợ Chính phủ (lên 55% GDP) để giúp Chính phủ linh hoạt trong điều hành?
Nợ công là nguồn lực cần thiết để phát triển với nhiều quốc gia. Vấn đề đặt ra là tính hiệu quả trong sử dụng nợ công.
Tại sao những nước có tỷ lệ nợ công cao như Nhật Bản (200%), Hoa Kỳ (hơn 100%) mà vẫn an toàn. Nhưng một số nước tỷ lệ nợ công thấp hơn vẫn có khủng hoảng như Hy Lạp, Tây Ban Nha. Đó là do tính hiệu quả trong tăng trưởng.
Với chúng ta, GDP tăng cao nhưng chủ yếu dựa vào vốn và lao động giá rẻ, còn các yếu tố đi vào chiều sâu như là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào ngân sách còn rất thấp. Chính vì vậy mà chúng ta đặt ra việc đổi mới mô hình tăng trưởng.
Về trần nợ Chính phủ, theo tôi để chia sẻ gánh nặng với Chính phủ, Luật Ngân sách (2015) cho phép địa phương vay nợ để đầu tư trên cơ sở nguồn thu ngân sách.
Trong bối cảnh trần nợ công, trần nợ Chính phủ không thay đổi thì phải tạo điều kiện cho địa phương vay nợ (những địa phương có điều kiện để vay) thì nợ Chính phủ có thể giảm xuống.
Khi địa phương chủ động vay nợ sẽ gắn được trách nhiệm “tự vay tự trả”, trách nhiệm với đồng vốn vay sẽ cao hơn.
Quay trở lại trần nợ công, theo báo cáo, nếu GDP đạt 5,1 triệu tỷ đồng như dự kiến thì tỷ lệ nợ công là 63% GDP. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã điều chỉnh dự báo GDP chỉ còn khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, do đó nợ công đã tăng lên sát mức trần. Để giữ được trần nợ công, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, tái cơ cấu thu chi ngân sách. Từ đó, nâng cao tỷ lệ huy động của GDP vào ngân sách.
Có một nguyên nhân là nợ công tăng cao do tăng trưởng GDP thấp hơn dự báo, ông bình luận gì về điều này?
Vấn đề này đúng là bài toán khó đặt ra cho Chính phủ trong quá trình điều hành. Nguyên nhân của tình trạng này là lâu nay chúng ta thường đề ra con số GDP cao để phấn đấu, và cũng mang tính thành tích.
Khi GDP cao, các chỉ tiêu khác gắn theo cũng cao. Ví dụ, tỷ lệ ngân sách dành cho đầu tư.
Từ đó có chuyện nhà nhà đầu tư, người người đầu tư, cả nước đầu tư, ai cũng thích có dự án. Cơ quan phân bổ, phê duyệt dự án đầu tư cũng mong muốn có GDP cao để có khoản chi cho đầu tư cao. Còn cơ quan lo về tài chính thì ngược lại, lo hụt thu, lo bội chi.
Tất nhiên, trong bối cảnh đất nước phát triển, có nhiều dự án là tốt nhưng không loại trừ có những dự án đưa ra chỉ để đầu tư. Đây cũng là một bất cập cần khắc phục.
Xin cảm ơn ông!
顶: 444踩: 55
【xem bong trực tiếp】Kế hoạch tài chính trung hạn giúp kiểm soát hiệu quả thu, chi ngân sách
人参与 | 时间:2025-01-26 04:03:49
相关文章
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- Nổ lò hơi ở công ty sản xuất gỗ: Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt, sửa chữa lò hơi theo tiêu chuẩn
- Đủ chiêu trò quảng cáo “nổ” công dụng dạ dày Cao Việt Hoàng
- Nghệ An phát hiện 280kg tràng lợn đông lạnh đã bốc mùi, không có nhãn phụ tiếng Việt
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Bắc Mỹ: Triệu hồi mẫu xe điện Porsche Taycan do tiềm ẩn nguy cơ cháy pin
- Những nguyên nhân khiến biến chứng thẩm mỹ ngày càng gia tăng
- Những món thịt khô nhiều người 'nghiện' tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe
- Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- Thái Nguyên phát hiện 398 đơn vị sản phẩm gia dụng nhập lậu
评论专区