Riêng trong 8 tháng đầu năm 2023,ủđộngứngphóvớiphòngvệthươngmạitạithịtrườngxuấtkhẩumanglạikếtquảkhảbảng xếp hạng serie a của ý các nước đã khởi kiện 7 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (3 vụ việc chống bán phá giá của Hoa Kỳ với máy xịt rửa chạy bằng gas áp lực cao, giá để đồ bằng thép, túi mua hàng bằng giấy và 1 vụ việc xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép; 1 vụ việc tự vệ của Philippines với vỏ bình gas bằng thép; 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của EU với thép không gỉ cán nguội; 1 vụ việc chống bán phá giá của Indonesia với nhựa Polypropylene Copolymer).
Ông Trịnh Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại nhận định, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam trong những năm gần đây.
Thứ nhất, cùng với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, xuất khẩu nhiều mặt hàng của ta đang trên đà tăng trưởng mạnh. Một mặt, điều này làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên nhiều thị trường nước ngoài. Mặt khác, điều này cũng gây áp lực cho các doanh nghiệp trong nước tại thị trường nhập khẩu, buộc Chính phủ của họ phải sử dụng các công cụ chính sách để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước, trong đó có các biện pháp phòng vệ thương mại - là công cụ được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép.
Thứ hai, tác động của dịch bệnh và tình hình chính trị phức tạp trên thế giới đã tác động đến các nền kinh tế, khiến nhiều ngành sản xuất tại các quốc gia phải thu hẹp hoạt động, cắt giảm nhân lực trong khi thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp. Điều này buộc các quốc gia phải tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.