您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【ti so truc tuyến】PCI 2019: Quảng Ninh lần thứ 3 liên tiếp giữ ngôi quán quân

Nhà cái uy tín145人已围观

简介Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TLCải thiện nhanh chóng về điểm sốSáng 5/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp ...

PCI

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TL

Cải thiện nhanh chóng về điểm số

Sáng 5/5,ảngNinhlầnthứliêntiếpgiữngôiquánquâti so truc tuyến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố trực tuyến Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019.

Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Trình bày báo PCI tại lễ công bố, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, theo kết quả khảo sát, Quảng Ninh là tỉnh tiếp tục giữ vững vị trí cao nhất trong Bảng xếp hạng PCI 2019 với 73,40 điểm. Đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh này đứng đầu bảng xếp hạng PCI cả nước. Cải thiện 8 trên 10 lĩnh vực điều hành kinh tế đo lường bởi PCI, điểm số PCI tổng hợp của Quảng Ninh năm 2019 tăng 3,04 điểm so với năm 2018 và đạt điểm số cao nhất từ trước đến nay.

Cũng theo Báo cáo PCI 2019, nằm trong nhóm 3 tỉnh thành phố đứng đầu PCI 2019 còn có tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, Đồng Tháp tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng với 72,10 điểm, tăng 1,91 điểm so với năm 2018.

Ngoài ra, nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI 2019 có sự trở lại của Bắc Ninh (70,79 điểm, vị trí thứ 4) và TP. Hải Phòng (68,73 điểm, vị trí thứ 10), cùng với các tỉnh, thành phố khác bao gồm Đà Nẵng (70,15 điểm), Quảng Nam (69,42 điểm), Bến Tre (69,34 điểm), Long An (68,82 điểm) và Hà Nội (68,80 điểm).

Nhóm cuối trong PCI 2019 là Lai Châu, Đắk Nông, Bình Phước, Hà Giang và Bắc Kạn. Điều tra PCI 2019 tiếp tục ghi nhận sự cải thiện nhanh chóng về điểm số của những tỉnh trong nhóm cuối bảng xếp hạng so với năm 2018. Nếu những tỉnh này tiếp tục duy trì tốc độ cải thiện như 2 năm vừa qua, rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi lớn trong bảng xếp hạng PCI vào năm tới.

Ba xu hướng thay đổi trong cơ cấu phân bổ doanh nghiệp FDI

Cũng theo Báo cáo PCI 2019, cơ cấu phân bổ doanh nghiệp FDI theo lĩnh vực từ năm 2016 trở lại đây có 3 thay đổi đáng chú ý. Thứ nhất, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất máy tính, các sản phẩm điện tử tăng mạnh từ 2,73% năm 2016 lên 6,7% năm 2019.

Nếu tính gộp tiểu ngành này với tiểu ngành sản xuất thiết bị điện tử thì tỷ lệ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đã tăng gần gấp đôi trong 4 năm qua, lên gần 9% trên tổng số doanh nghiệp. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc đã giảm từ 6% năm 2016 xuống còn 3,2% năm 2019.

“Những xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng chú ý các ngành sản xuất có trình độ công nghệ cao hơn tại Việt Nam, có thể đã được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch trong các chuỗi giá trị toàn cầu do các diễn biến liên quan đến việc Mỹ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Thứ hai, xu hướng liên quan đến việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, là sự gia tăng mạnh về tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Năm 2016, tỷ lệ các doanh nghiệp này chỉ chiếm 1,3% trong mẫu điều tra toàn quốc, song đến năm 2019 đã nhanh chóng tăng lên 4%. Doanh nghiệp FDI đã mở rộng hoạt động sang một số ngành công nghiệp liên quan đến năng lượng, trong đó có điện than, thuỷ điện, năng lượng tái tạo như điện gió và thậm chí là điện sinh khối.

Các dự án đầu tư này được chính quyền địa phương khuyến khích thông qua các ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy việc đáp ứng các dự báo về nhu cầu năng lượng đang thay đổi nhanh của Việt Nam. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia ước tính nhu cầu sử dụng điện toàn quốc sẽ tăng từ 47.000 MW hiện nay lên 130.000 MW vào năm 2030.

Thứ ba, Báo cáo PCI 2017 và 2018 từng ghi nhận xu hướng giảm quy mô lao động trung bình và cả vốn chủ sở hữu. Năm 2019, lần đầu tiên kể từ năm 2012 đến nay, xu hướng này có dấu hiệu chững lại.

Theo đó, trong năm qua, số lao động trung bình của doanh nghiệp FDI tham gia điều tra PCI là 191 lao động, tức là tăng 13 lao động/doanh nghiệp so với năm 2018. Mặc dù cho thấy các khoảng tin cậy 95% có sự chồng lấn, nghĩa là mức tăng này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê và quy mô lao động trung bình của doanh nghiệp FDI vẫn thấp hơn so với năm 2017, nhưng sự chững lại này là một tín hiệu khả quan./.

Bùi Tư

Tags:

相关文章