【nhận định rennes】Nâng cấp để tiến vào thị trường khó tính
Nhuyễn thể Việt chinh phục thị trường ‘khó tính” | |
Nông sản đua nhau chinh phục thị trường “khó tính” | |
Doanh nghiệp gỗ Bình Dương tìm hướng “chinh phục” thị trường khó tính |
Theângcấpđểtiếnvàothịtrườngkhótínhận định renneso quy định của Hoa Kỳ, vùng trồng và cơ sở xử lý quả bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động-thực vật Hoa Kỳ (APHIS), quả không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Hoa Kỳ quan tâm, được xử lý chiếu xạ và được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Hơn nữa, các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại.
Các doanh nghiệp đánh giá, tiềm năng xuất khẩu hoa quả sang Hoa Kỳ là rất lớn với Việt Nam với lượng tiêu thụ mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của Hoa Kỳ hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu. Trong khi đó, cả nước ta có 105.400 ha trồng bưởi, sản lượng gần 905 nghìn tấn với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền.
Từ việc xuất khẩu bưởi và các loại quả khác có thể thấy, tất cả sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cần nâng cao chất lượng để đạt chuẩn, tăng sức cạnh tranh nhằm thâm nhập sâu vào những thị trường khó tính. Hiện trái cây Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, trong khi gần đây do áp dụng chính sách “Zero Covid” nên Trung Quốc giảm tiêu thụ khoảng 30% sản lượng trái cây Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ đứt gãy chuỗi cung ứng, giá năng lượng, nguyên vật liệu và các loại vật tư nông nghiệp tăng đột biến…
Với những vấn đề như trên, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam cần sự chuẩn bị và nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng từ nguồn gốc sản phẩm, vùng trồng cho đến yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ. Bởi thực tế hiện nay, công nghệ và thiết bị chế biến, bảo quản trong ngành rau quả còn cũ và lạc hậu, gây tốn nhiều nguyên liệu trong sản xuất, năng suất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh. Do đó, đây chính là lúc rất cần đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kho hàng xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp, hợp tác xã với thiết bị, công nghệ, quản lý... phù hợp với khả năng sản xuất và đặc điểm nguyên liệu đối với nhóm sản phẩm chủ lực và đặc sản của địa phương.