发布时间:2025-01-10 16:45:20 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Để quá trình ứng dụng công nghệ sinh học ngày một nhanh, rộng và toàn diện hơn, ngày 14/10/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND về việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học giai đoạn 2017-2020. Đến nay, đã qua gần một nửa chặng đường và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan.
Nhờ áp dụng các chế phẩm sinh học mà gia đình ông Đường có nhiều vụ nuôi thành công ngoài mong đợi. |
Ông Huỳnh Văn Đường, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín” hơn 1 năm qua và là một trong những hộ khá thành công với nhiều vụ trúng lớn. “Có được những thành công như đã qua, phần rất lớn nhờ vào sử dụng men vi sinh và các chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi, từ việc xử lý nước ngoài ao lắng cho đến tôm nuôi”, ông Đường chia sẻ.
Minh chứng cho nhận định của ông là vụ nuôi thành công vang dội vào những tháng đầu năm 2018. Ông cho biết, chỉ 1 ao nuôi 1.200 m2 thu hoạch gần 8 tấn tôm loại 25,3 con/kg. Không chỉ đạt sản lượng mà chất lượng cũng tuyệt vời, tôm khoẻ mạnh, không có tồn dư kháng sinh hay bất cứ thứ gì nên bán được hàng ôxy (tôm sống) với giá thành cao hơn.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng cho biết, không riêng gia đình ông Đường, đa số các cơ sở nuôi thuỷ sản, nhất là nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ men vi sinh xử lý môi trường nước trong hoạt động sản xuất, với diện tích khoảng 10 ngàn héc-ta. Một số cơ sở còn áp dụng công nghệ biofloc và quy trình nuôi tuần hoàn nước (RAS) để tăng năng suất nuôi, giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường bên ngoài.
Ông Bằng cho biết thêm, hoạt động xử lý nước thải, chất thải trong nuôi thuỷ sản cũng được người dân sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý hay sử dụng công nghệ hầm biogas kết hợp vi sinh để chuyển hoá các khí độc từ chất hữu cơ thừa, các chất cặn bã trong ao nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thành khí gas, làm khí đốt phục vụ sinh hoạt trong gia đình.
Đối với lúa gạo, tỉnh cũng triển khai thực hiện 2 điểm trồng lúa với mô hình công nghệ sinh thái tại xã Khánh Lộc và Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, quy mô 100 ha và có 100 nông dân tham gia. Kết quả, mô hình đã giảm 2 lần phun thuốc trừ sâu ở một vụ sản xuất. Từ đó, giảm chi phí gần 700 ngàn đồng/ ha. Nhưng điều quan trọng hơn cả là từ mô hình này làm tăng chất lượng lúa, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
Ngay cả trên sản phẩm gỗ, cụ thể là cây keo lai, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng vào sản xuất từ tháng 6/2017. Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cho biết, công ty đã đưa vào sản xuất giống keo lai cấy mô từ tháng 6/2017 với diện tích trên 300 ha. Đến nay, có thể đánh giá giống keo lai cấy mô sinh trưởng, phát triển nhanh, khoẻ mạnh, thân cây dẻo dai, giảm đổ ngã, cây con sạch bệnh… đáp ứng mục tiêu phát triển keo gỗ lớn để xuất khẩu.
Trên lĩnh vực chăn nuôi hiện nay, không khó bắt gặp những mô hình nuôi gà, vịt, heo ứng dụng đệm lót sinh học. Hay trên lĩnh vực sản xuất giống thuỷ sản, chế phẩm sinh học đang được thay thế hầu hết kháng sinh và hoá chất để tạo ra con giống đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu. Không dừng lại ở đó, ông Bằng cho biết thêm, tỉnh đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu cũng như hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học để chọn lọc và ứng dụng vào thực tế công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp từ công nghệ nuôi, trồng trọt cho đến xử lý nước thải, chất thải theo hướng an toàn... Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân tham gia sản xuất theo mô hình an toàn sinh học./.
Nguyễn Phú
相关文章
随便看看