游客发表

【keo trưc tuyên】Hạn chế giao thương với Trung Quốc có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,6

发帖时间:2025-01-25 18:12:46

han che giao thuong voi trung quoc co the khien tang truong kinh te viet nam giam 06 08Trung Quốc siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại biên giới Việt-Trung
han che giao thuong voi trung quoc co the khien tang truong kinh te viet nam giam 06 08Khẩn cấp rà soát danh sách giáo viên, học sinh đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc
han che giao thuong voi trung quoc co the khien tang truong kinh te viet nam giam 06 08Trung Quốc “dự trữ chính sách” để đối phó thương chiến với Mỹ
han che giao thuong voi trung quoc co the khien tang truong kinh te viet nam giam 06 08
Động lực tăng trưởng năm 2020 chủ yếu đến từ khu vực FDI. Ảnh: H.Anh

Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ FDI

Theo Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2019 với chủ đề “Cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh kinh tế số” vừa được Đại học KTQD công bố, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng GDP năm 2020 là 6,8%. Các dự báo của các tổ chức quốc tế như IMF, WB thận trọng hơn với mức 6,5 - 6,6%. Lạm phát được Chính phủ đặt mục tiêu và các tổ chức dự báo khoảng từ 4,0 - 4,5% trong năm 2020.

Theo các chuyên gia của Đại học KTQD, không thể phủ nhận Việt Nam vẫn có được một số cơ hội và thuận lợi, theo đó, đảm bảo một số động lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ nhất, Việt Nam vẫn là một địa điểm thu hút FDI trong khu vực, động lực tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục từ khu vực đối ngoại.

Dự kiến Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút FDI mạnh mẽ trong khu vực. Với vai trò ngày càng tăng của khu vực FDI, động lực tăng trưởng của nền kinh tế sẽ vẫn chủ yếu từ khu vực này, đi kèm là cán cân thương mại sẽ tiếp tục thặng dư ở mức cải thiện hơn so với năm 2019

Thứ hai, lợi ích của các FTA thế hệ mới có thể gia tăng chất lượng FDI, đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng. FTA thế hệ mới đem lại cho nền kinh tế và DN Việt Nam những lợi ích khả quan.

Ngoài những lợi ích trực tiếp từ dòng vốn và XK, cơ hội để cải thiện liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI có thể gia tăng đáng kể. Các DN FDI sẽ chủ động mở rộng cánh cửa đón các nhà sản xuất linh, phụ kiện trong nước để được hưởng thuế suất ưu đãi của FTA.

Việc mở rộng cánh cửa này, không chỉ là mời DN trong nước tham gia đơn hàng, mà bao gồm cả tư vấn về công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hay chia sẻ kinh nghiệm quản trị.

Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhấn mạnh, nền kinh tế còn đối diện với nhiều thách thức từ bên ngoài cũng như những vấn đề nội tại của nền kinh tế, từ đó, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2020, theo đó, khả năng mục tiêu tăng trưởng 6,8% là khó có thể đạt được.

Kinh tế sẽ bị tác động nặng nề do dịch Covid-19

Trong 6 thách thức được các chuyên gia của Đại học KTQD đề cập tới, đáng chú ý là 3 thách thức gồm: Thứ nhất, nền kinh tế sẽ bị tác động nặng nề do dịch viêm phổi cấp tính Covid-19. Theo đó, dịch Covid-19 sẽ tác động lên nền kinh tế một cách mạnh mẽ và lâu dài. Kinh tế sẽ suy giảm nhanh chóng do giảm mạnh ở cả tổng cung và tổng cầu.

“Mức độ tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế sẽ bị khuyến đại nhiều hơn do Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn với thế giới, khu vực đối ngoại lại đang là đầu tàu cho tăng trưởng trong những năm qua”, báo cáo nêu.

Bên cạnh đó, việc gia tăng các chi phí để chống dịch sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, trong tình trạng ngân sách đang khó khăn, nguồn thu bị suy giảm do kinh tế suy giảm; thâm hụt ngân sách gia tăng, các nguồn lực khác để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bị thu hẹp đáng kể.

“Chỉ riêng việc hạn chế giao thương với Trung Quốc đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 0,6 đến 0,8%. Nếu tính cả tác động nhiều chiều và từ các khu vực khác, chắc chắn nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều”, báo cáo nêu rõ.

Thứ hai, kinh tế thế giới suy giảm và căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng rủi ro đến thương mại quốc tế. Theo đó, với những cú sốc bên ngoài và khả năng chống đỡ còn nhiều hạn chế, XNK và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Đơn cử, với khả năng thương chiến Mỹ - Trung còn diễn biến khó lường dẫn đến những rủi ro lớn mà các DN Việt Nam phải đối mặt khi XK hàng hóa sang Mỹ. Bên cạnh đó, nguy cơ gián đoạn chuỗi sản xuất toàn cầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư và sản xuất của Việt Nam.

Thứ ba, nếu Việt Nam tham gia vào chiến lược Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cũng có thể dẫn tới áp lực gia tăng nợ công và dự án kém hiệu quả. Báo cáo nhấn mạnh, có rất nhiều điểm phải cân nhắc thận trọng, thấu đáo về lợi ích tiềm năng từ việc chủ động tham gia vào sáng kiến BRI và yêu cầu nâng cao khả năng quản trị để tránh rơi vào “bẫy nợ” hoặc tình trạng dự án kém hiệu quả.

    热门排行

    友情链接