Giá xăng dầu tăng liên tục gây áp lực lên lạm phát. Ảnh: L.Bằng.
|
Hiện dầu thô đã tăng giá 80% so với mức giá thấp nhất trong tháng 1-2016 và có thể tăng cao hơn trong thời gian tới. Điều này sẽ tác động làm tăng giá hầu hết các vật tư,ạmphátampquotnhấpnhổmampquottheogiáxăkeo ngay mai nguyên liệu, đẩy chi phí, giá thành sản xuất tăng lên, gây áp lực tăng mặt bằng giá đầu ra. |
|
Cùng với giá dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước thời gian qua chịu nhiều sức ép tăng giá. Kể từ 15h ngày 4-6 giá xăng RON 92 tăng 680 đồng lên mức tối đa 16.509 đồng/lít. Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng điều chỉnh tăng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cùng với sự biến động giá xăng dầu và giá cả nhiều mặt hàng khác, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng liên tục trong vòng 4 tháng qua. Riêng tháng 5-2016 CPI tăng tới 0,54% so với tháng trước, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lạm phát 5 tháng đầu năm thấp, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao, đặc biệt là tình hình giá dầu thô và lương thực, nông sản trên thị trường thế giới tiếp tục tăng.
Hiện dầu thô đã tăng giá 80% so với mức giá thấp nhất trong tháng 1-2016 và có thể tăng cao hơn trong thời gian tới. Điều này sẽ tác động làm tăng giá hầu hết các vật tư, nguyên liệu, đẩy chi phí, giá thành sản xuất tăng lên, gây áp lực tăng mặt bằng giá đầu ra.
Thực tế, chỉ số CPI ở nước ta chịu tác động rất lớn bởi giá xăng dầu. Từ giữa tháng 3-2016 trở về trước, giá xăng liên tục được điều chỉnh giảm đã giúp CPI tăng thấp. Chẳng hạn với CPI tháng 3, nhờ giá xăng được điều chỉnh giảm 960 đồng/lít vào ngày 18-2-2016 đã làm cho chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,64% góp phần giảm CPI chung của tháng 3 khoảng 0,34%.
Thế nhưng sau đó, giá xăng dầu thế giới đổi chiều đi lên, khiến giá xăng dầu trong nước cũng phải điều chỉnh theo. Việc giá xăng tăng 1.190 đồng/lít, dầu diezen tăng 290 đồng/lít vào các ngày 21-3-2016 và ngày 5-4-2016 cũng dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tháng 4 tăng 3,83% so với tháng trước, góp phần tăng CPI chung khoảng 0,16%...
Giá xăng dầu tiếp tục giữ đà tăng trong tháng suốt tháng 4 và tháng 5. Giá xăng tăng 640 đồng/lít, dầu diezezen tăng 1.150 đồng/lít vào các ngày 20-4-2016 và ngày 5-5-2016 dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 5,15% so với tháng trước đó, góp phần tăng CPI chung khoảng 0,21%. Riêng nhóm giao thông đã tăng tới 2,39%.
Kể từ 15h ngày 4-6 giá xăng RON 92 tăng 680 đồng lên mức tối đa 16.509 đồng/lít. Đây là lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 2 tháng trở lại đây giá xăng điều chỉnh tăng. Theo dự báo của một lãnh đạo Tổng cục Thống kê, đợt tăng giá xăng ngày 4-6 và những lần tăng trước đó sẽ dồn áp lực lên chỉ số giá trong tháng 6 và có khả năng chỉ số giá tháng 6 sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Kết luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 23-5 vừa qua, riêng với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP; xây dựng các kịch bản điều hành giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới, điều hành giá kết hợp với sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm bình ổn giá mặt hàng này để kiềm chế mức tăng giá tác động đến lạm phát.
Không chỉ chịu sức ép từ giá xăng dầu, nhiều yếu tố khác đang dồn dập gây áp lực lên lạm phát trong năm 2016.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, từ nay đến hết năm 2016, giá dịch vụ y tế còn một đợt điều chỉnh vào tháng 7-2016, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh vào tháng 9-2016, theo đó chỉ số CPI tháng 12 năm nay sẽ có mức tăng khá cao, nhiều khả năng vượt mức 5%, tuy nhiên, chỉ số CPI so với bình quân cùng kỳ sẽ được kiểm soát ở mức 5%.
Vì vậy, Tổng cục Thống kê cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu (gạo, xăng dầu, sắt thép, phân bón..) khi tăng trở lại là áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Chính phủ và một số bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 1 và 2-6 vừa qua, cơ quan này cũng kiến nghị từ nay đến cuối năm không tăng giá điện, giá phí giao thông đường bộ. Các bộ, ngành liên quan cần xây dựng phương án điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình phù hợp, không để tác động mạnh tới giá cả thị trường trong nước, gây áp lực lên lạm phát.