【kết quả mu hôm qua】Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu khai mạc hội nghị |
Hội nghị được Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh tổ chức, diễn ra từ 28-29/9 tại TP. Huế. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng 100 đại biểu từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, 100 tổ chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam tham dự hội nghị.
Cần nhiều hơn sự hỗ trợ về nguồn lực
Công tác đối với các tổ chức PCPNN là một bộ phận quan trọng trong tổng thể phát triển và đối ngoại của Việt Nam. Từ khi Nghị định 58 được ban hành, Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai nghị định này nhằm tuyên truyền rộng rãi tới các địa phương cũng như các tổ chức PCPNN.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, dù có giai đoạn thăng trầm, nhưng với thiện chí của các tổ chức cũng như môi trường đối ngoại ngày càng rộng mở của Việt Nam, vai trò của các tổ chức PCPNN ở Việt Nam ngày càng được nâng cao; bằng nhiều hình thức, cách làm khác nhau, các tổ chức PCPNN đã góp phần hỗ trợ giải quyết tốt các vấn đề ở cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao năm 2030 và nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng, cần nhiều hơn sự hợp tác, hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự hỗ trợ về nguồn lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn từ các nhà tài trợ và tổ chức PCPNN. Các cơ quan, địa phương cũng cần tiếp tục rà soát, tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức PCPNN, đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính, đẩy mạnh cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương và tổ chức PCPNN ngoài.
Về những tồn tại, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhìn nhận, việc triển khai công tác PCPNN hiện vẫn còn những hạn chế nhất định từ góc độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và từ góc độ triển khai của các tổ chức PCPNN. Tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký, thủ tục phê duyệt viện trợ còn kéo dài, gây khó khăn cho các tổ chức…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao đổi ý kiến tại phiên gặp gỡ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức PCPNN |
Tỉnh tiếp nhận 111 khoản viện trợ
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tại các phiên thảo luận về việc triển khai Nghị định 58. Đại diện của Bộ Công an làm rõ thêm về công tác quản lý an ninh trật tự với các tổ chức PCPNN; Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định về công tác quản lý và hướng dẫn sử dụng viện trợ PCPNN; Ngân hàng Nhà nước đã trình bày các tham luận công tác quản lý ngân hàng, tài chính vi mô...
Các ý kiến liên quan đến chính sách, văn bản pháp luật cũng được ban tổ chức và các tổ chức PCPNN trao đổi thẳng thắn. Trong đó, các nội dung như quản lý, phối hợp khi xử lý tình trạng hồ sơ xin cáp mới, gia hạn, bổ sung, sửa đổi giấy đăng ký; thủ tục, trình tự và thời gian phê duyệt các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài; thủ tục tuyển dụng lao động của các tổ chức PCPNN… được nhiều đại biểu quan tâm.
Tại phiên gặp gỡ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức PCPNN, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, Thừa Thiên Huế đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, kết hợp huy động tốt các nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; trong đó có sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức PCPNN.
Những năm qua, dù gặp nhiều khó khăn, song công tác PCPNN trong trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, nâng cao nặng lực dự báo, phòng chống thiên tai, giải quyết hậu quả chiến tranh, giáo dục, chăm sóc y tế, hỗ trợ người khuyết tật, bảo tồn văn hóa di sản, biến đổi khí hậu, phát triển du lịch bền vững, giao thông xanh… tại các vùng gặp khó khăn tại địa phương.
Thời gian qua, các tổ chức PCPNN đã có nhiều hỗ trợ trong công tác trùng tu di sản ở Huế |
Từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt tiếp nhận 111 khoản viện trợ với vốn cam kết là 12 triệu USD. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 59 dự án (trong đó có 12 phi dự án) đang còn hoạt động với tổng giá trị cam kết 16 triệu USD.
Các khoản viện trợ tiếp tục được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu tập trung vào 6 nhóm lĩnh vực chính: Khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt và dịch COVID-19; giảm thiểu nguy cơ bom mìn; giáo dục - đào tạo; giải quyết các vấn đề xã hội; môi trường; bảo tồn trùng tu di tích; phát triển kinh t ế -xã hội.
“Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển, Thừa Thiên Huế vận động các tổ chức PCPNN tài trợ vào 11 lĩnh vực, trong đó, nổi bật là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển ngành y tế; giáo dục và đào tạo; đào tạo, dạy nghề và hướng nghiệp; giải quyết các vấn đề xã hội dân số, gia đình và trẻ em; môi trường; khắc phục hậu quả chiến tranh; thành phố xanh, giao thông xanh, Smart City, chuyển đổi số..”, ông Bình thông tin.
');this.closest('table').remove();" data-command="del"> |
Theo thống kê, hiện có hơn 100 tổ chức PCPNN có giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam bao gồm tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó 78 tổ chức có giấy đăng ký còn hiệu lực tại thời điểm gồm: châu Âu: 36 tổ chức; châu Mỹ: 30 tổ chức; châu Á/Úc/ quốc tế: 12 tổ chức. |
下一篇:Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
相关文章:
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Hãng công nghệ hàng đầu thế giới Juniper lần đầu bắt tay với nhà phân phối Việt Nam
- Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục trao thưởng cho 28 nhà phân phối, đại lý
- Cảnh báo chiêu lừa mới: Giả mạo ngân hàng mời chào rút thẻ tín dụng lãi suất thấp
- Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Meta bị kiện vì thu thập dữ liệu từ hơn 600 bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ y tế
- Giới thiệu hăng say, nhận ngay quà khủng
- Ví MoMo chiếm 68% thị phần thanh toán trên điện thoại tại Việt Nam
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Thiếu hụt kỹ năng an ninh mạng tác động lớn đến các doanh nghiệp
相关推荐:
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Vietjet khai trương hai đường bay Cần Thơ với Seoul, Đài Bắc
- Phát huy vai trò báo chí cách mạng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Viettel Post sẽ xã hội hóa giao nhận hàng hóa bằng xe tải trong năm 2020
- Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Hải Phòng yêu cầu doanh nghiệp có người Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉ đạo phòng chống dịch
- Big Tech ‘quay lưng’ với Nga, Trung Quốc có lo ngại kịch bản tương tự?
- Dự đoán các xu hướng tấn công của tội phạm mạng 2022
- Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV
- Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương