当前位置:首页 > Thể thao > 【đội hình getafe gặp osasuna】TP. Hồ Chí Minh cần áp dụng công thức ‘5 điểm’ phòng, chống dịch Covid

【đội hình getafe gặp osasuna】TP. Hồ Chí Minh cần áp dụng công thức ‘5 điểm’ phòng, chống dịch Covid

2025-01-10 00:33:35 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

bộ

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Nguyễn Thành Phong tại điểm cầu UBND TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thái Bình.

Ngày 17/8,ồChíMinhcầnápdụngcôngthứcđiểmphòngchốngdịđội hình getafe gặp osasuna GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Thành uỷ, UBND TP. Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19.

TP. Hồ Chí Minh điều trị người mắc Covid-19 theo 2 trụ cột

Báo cáo tại buổi làm việc, PGS.TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, trụ cột thứ nhất là áp dụng gói chăm sóc sức khoẻ tại nhà đối với người mắc Covid-19 (F0) mới được phát hiện tại cộng đồng đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định.

Gói chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người F0 với 6 hoạt động chính: truy suất và quản lý người F0 cách ly tại nhà trên đại bàn quận, huyện, xã, phường bằng chức năng "người cách ly" trong phần mềm "Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19 "; hướng dẫn F0 tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà; khám và theo dõi sức khoẻ tại nhà do trạm y tế phụ trách;

Hướng dẫn sử dụng toa thuốc tại nhà, bao gồm cả sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống với người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp; xét nghiệm cho người F0 tại nhà và tư vấn hỗ trợ sức khoẻ và hỗ trợ cấp cứu cho người F0 cách ly tại nhà.

Về trụ cột thứ hai là cấp cứu và điều trị các bệnh viện của thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho hay, thành phố tăng quy mô giường có oxy và các trang thiết bị y tế tại các bệnh viện ở tầng 2; triển khai nâng cao năng lực tiếp nhận cuộc gọi và vận chuyển bệnh nhân cấp cứu; triển khai thêm các thuốc điều trị đặc hiệu kháng virus SARS-CoV-2 tại các bệnh viện tầng 2 và 3 (thuốc Remdisivir).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong chăm sóc sức khoẻ F0 tại nhà, quan trọng là triển khai xét nghiệm tại chỗ, nếu phát hiện ra F0 thì khoanh luôn nhà đó, phát luôn túi thuốc chăm sóc điều trị tại nhà và túi an sinh dùng trong 1 tuần.

Cùng với đó, cần mở rộng tầng 2 và tầng 3, trong đó lưu ý tầng 2 phải bắt buộc có oxy và thuốc chống đông, kháng viêm. Tầng 2, dành điều trị người bệnh trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Nếu điều trị trong 7-10 ngày, bệnh nhân tiến triển, khoẻ thì cho về nhà cách ly theo dõi y tế kèm theo túi thuốc chăm sóc sức khoẻ tại nhà.

Các bệnh viện thuộc tầng 3 bắt buộc giao ban hàng ngày về chuyên môn với các bệnh viện tầng 2, đồng thời cử êkip y bác sĩ của tầng 3 xuống tầng 2 hỗ trợ liên tục về chuyên môn để vừa lọc bệnh nhân ở tầng 2, chuyển tuyến tầng 3 ngay khi cần, vừa hướng dẫn thêm cho y bác sĩ tại tầng 2.

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, TP. Hồ Chí Minh thực hiện mô hình tháp 3 tầng thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19. Tầng 1 hiện có 18.120 F0 cách ly tại nhà và 153 cơ sở cách ly tập trung F0 tại 22 quận, huyện và TP. Thủ Đức (khoảng gần 24.000 giường).

Tầng điều trị 2 gồm có 74 bệnh viện điều trị với 49.392 giường. Tầng điều trị thứ 3 gồm 8 bệnh viện hồi sức Covid-19 trên địa bàn thành phố và 5 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế trên địa bàn với gần 3.850 giường.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long hoàn toàn đồng ý việc phân tầng điều trị 3 tầng của thành phố, đồng thời đánh giá cao việc thành phố đã sáng tạo đưa ra mô hình chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 theo 2 trụ cột.

Cho rằng mô hình chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người F0 cũng chính là tầng điều trị thứ nhất, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ: Mở rộng tầng 1 bao nhiêu thì nền móng vững chắc bấy nhiêu. Nếu không mở rộng tầng 1, sẽ gây quá tải và khó khăn cho tầng điều trị 2 và 3.

Công thức 5 điểm chống dịch ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay

Về công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, TP. Hồ Chí Minh cần lưu tâm thực hiện 5 điểm trọng tâm. Cụ thể, thành phố phải thực hiện giãn cách thật nghiêm. "Giãn cách nghiêm là vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định. Các biện pháp khác là biện pháp kỹ thuật hỗ trợ thêm" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ hai, thành phố phải chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ, đây là biện pháp trọng yếu và thường xuyên. Khi người dân được cung cấp các gói an sinh xã hội, họ sẽ không phải ra bên ngoài và như thế sẽ hạn chế được sự lây nhiễm dịch bệnh.

Thứ ba, xét nghiệm sớm là biện pháp then chốt nhằm phát hiện nguồn lây, bóc tách F0 khỏi cộng đồng, xác định rõ người nhiễm để có biện pháp hỗ trợ sớm, tránh để lây lan nhanh, diện rộng.

Về xét nghiệm, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 86/NQ-CP, có thể làm theo 2 hướng. Thứ nhất để người dân tự test nhanh, nếu dương tính thì khẳng định lại bằng PCR. Thứ hai, thành phố chủ động "quét" các khu vực bằng test nhanh gộp mẫu hoặc bằng khẳng định theo các vùng nguy cơ đã có hướng dẫn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin vào ngày 20/8 tới đây, Bộ Y tế sẽ đưa 10 xe xét nghiệm phục vụ thành phố, mỗi xe 2.000- 3.000 mẫu đơn, nhân lực xét nghiệm do Bộ Y tế chịu trách nhiệm, hoạt động của các xe xét nghiệm này đặt dưới quyền điều hành của TP. Hồ Chí Minh.

Thứ tư, giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; thứ năm, vắc-xin là chiến lược lâu dài.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, quan điểm của thành phố phải tranh thủ thời gian vàng tiến đến mục tiêu kiểm soát dịch trên địa bàn. TP. Hồ Chí Minh đã lập Tổ chuyên gia tư vấn điều trị bệnh Covid-19.

Tổ này có nhiệm vụ tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh và sở y tế trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch chăm sóc và điều trị cho người mắc Covid-19 theo từng giai đoạn, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Nguyễn Hường

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读