Giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng ngày 2/11. Ảnh: T.L |
Giá dầu thô phục hồi
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,7% lên 81 USD/thùng vào lúc 7h17 ngày 2/11 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 1 tăng 0,1% lên 85,11 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 1/11 xuống mức thấp nhất trong 3 tuần vì đồng USD tăng và sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất không đổi nhưng để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai. Việc tăng lãi suất có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ, trong khi đồng USD mạnh khiến việc mua nhiên liệu bằng các loại tiền tệ khác trở nên đắt hơn, gây áp lực lên giá.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,5% xuống 84,63 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,7% xuống 80,44 USD.
Đây là mức đóng cửa thấp nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 6/10 và dầu WTI kể từ ngày 28/8. Cả hai hợp đồng đều đóng cửa dưới mức trung bình động 100 ngày, mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng kể từ tháng 7.
Giao dịch trên thị trường biến động mạnh khi cả hai giá dầu đều tăng hơn 2 USD/thùng vào đầu phiên do lo ngại về tình hình địa chính trị tại Trung Đông.
Giá dầu thô kỳ hạn cũng chịu áp lực do dự trữ dầu thô và tồn kho xăng của Mỹ tăng trong tuần trước khi các nhà máy lọc dầu, vốn đang tiến hành bảo trì theo mùa, khởi động lại các đơn vị chậm hơn dự kiến để tránh tăng tồn kho xăng thậm chí còn lớn hơn.
Giá xăng dầu trong nước ngày 1/11, Liên Bộ Công thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Mức giá này có hiệu lực từ 15 ngày 1/11. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 31 đợt điều chỉnh, trong đó có 18 đợt tăng, 9 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.
Giá gas tiếp tục biến động
Mở cửa phiên giao dịch sáng 12/11, giá gas tại thị trường thế giới giảm 0,17% ở mức 3,49 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2023.
Giá khí đốt tự nhiên châu Âu tăng gần 7% vào phiên giao dịch cuối tháng 10 vừa qua, sau tin tức về rủi ro nguồn cung.
Chỉ số giá chuẩn cho giá khí đốt tự nhiên châu Âu - hợp đồng tương lai khí TTF của Hà Lan - đã tăng gần 7% lên 54 EUR/MWh, mức cao nhất kể từ giữa tháng 2, sau tin tức về nhập khẩu của Ai Cập giảm xuống 0, làm dấy lên lo ngại rằng nước này không thể bắt đầu lại việc giao hàng sang thị trường châu Âu.
Vào Chủ nhật (29/10), nội các Ai Cập thông báo rằng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của họ đã giảm từ 800 triệu feet khối mỗi ngày xuống 0. Ai Cập nhập khẩu khí đốt từ Israel và một số nước khác và gửi một phần sang châu Âu dưới dạng thanh lý LNG. Quốc gia Bắc Phi này đã chứng kiến sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước sụt giảm trong khi người dân đang phải vật lộn vì mất điện hàng ngày, phải thừa nhận là do thiếu khí đốt trong thời điểm nhiệt độ tăng làm tăng nhu cầu chung.
Kể từ khi xung đột với Hamas nổ ra, Israel đã ngừng sản xuất mỏ khí đốt Tamar, nơi khí đốt được vận chuyển đến Ai Cập, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng khoảng 40% kể từ khi cxung đột giữa Israel và Hamas bắt đầu./.