【thứ hạng của millonarios】Đồ chơi bạo lực: Phụ huynh đừng làm ngơ!
Đồ chơi bạo lực vẫn được phụ huynh mua cho con em sử dụng
Bày bán công khai
Dịp nghỉ lễ dài 30/4 – 1/5 tại nhiều khu vui chơi,ĐồchơibạolựcPhụhuynhđừnglàmngơthứ hạng của millonarios đồ chơi trẻ em với đủ chủng loại, mẫu mã mặc sức tung hoành trên những quầy hàng di động để phục vụ cho khách hàng nhỏ tuổi.
Theo quan sát của PV Chất lượng Việt Nam, không ít món đồ chơi mang tính chất bạo lực, như: đao, kiếm, súng; cùng những loại có đèn laser gây hại mắt và không an toàn cho trẻ được bày bán khá phổ biến. Nhiều phụ huynh khi đưa con đi mua đồ chơi, mặc dù ngao ngán vì toàn thấy súng, đao trông như thật, song vì các bé trai thường thích loại có thể bắn đì đùng hoặc chém, chặt nên các bậc cha mẹ không nỡ từ chối, đành phải móc hầu bao ra trả. Ngược lại, đồ chơi giúp trẻ phát triển và khả năng tư duy tốt với nhiều mẫu mã phong phú, đều bị trẻ ngó lơ.
Tại công viên Cầu Giấy (Hà Nội), hỏi mua một cây đao nhựa, chị bán hàng trên chiếc xe đạp chất đầy các loại đồ chơi liền lấy ra một đống hàng, gồm các loại đao, kiếm, rìu… với đầy đủ chủng loại trông rất bắt mắt. Giá bán các loại đồ chơi này dao động từ 20-70 ngàn đồng. Bên cạnh đao, kiếm… người bán còn giới thiệu một số súng đồ chơi chẳng khác gì súng thật. Tất nhiên, các món đồ chơi này không có tem hợp quy, không in tiếng Việt và nhà nhập khẩu, thay vào đó là toàn chữ Trung Quốc.
Không ít phụ huynh "giật mình" khi nhìn thấy hình ảnh trẻ dí súng vào đầu nhau
Cẩn thận với chất độc trong đồ chơi
Không chỉ là đồ chơi mang tính bạo lực, gần đây thông tin về một số mặt hàng dành cho trẻ em chơi được sản xuất từ Trung Quốc có tiềm ẩn chất độc hại. Điều này gây hoang mang cho các bậc phụ huynh, bởi nếu không cẩn thận trong việc chọn mua đồ chơi phù hợp với trẻ em thì sẽ trở thành tai họa.
Dư luận hẳn chưa hết bàng hoàng với tai nạn đồ chơi thương tâm xảy đến với học sinh ở trường Chu Văn An, thị trấn Đức An, Đắc Lắc hồi đầu năm 2014 vừa qua. Vụ nổ kinh hoàng từ các túi đồ chơi giống hình lựu đạn này đã làm 6 học sinh phải nhập viện trong tình trạng co giật, hôn mê.
Hay như gần đây, 50 học sinh lớp 2,3 và 4 của trường tiểu học Tiến Thành 1 (Bình Thuận) trong lúc vui chơi đã làm vỡ chai thủy tinh chứa dung dịch lỏng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chỉ ít phút sau, cả 50 em phải vào nhập viện cấp cứu vì ngộ độc.
Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều vụ tai nạn do chơi đồ chơi độc hại , sản xuất kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ nhỏ, chưa kể đến tác hại của những loại đồ chơi bạo lực: súng, gươm, lựu đạn…trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tác phong của trẻ sau này.
Nhận định về thị trường đồ chơi trẻ em, lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa, ông Trần Quốc Tuấn cho hay, hiện đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm đa số Trong đó, nhiều sản phẩm không được kiểm định chất lượng, không đáp ứng các tiêu chí về nhãn mác theo quy định.
Đề cập đến đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực lưu thông trên thị trường, Cục trưởng Trần Quốc Tuấn cho biết, theo quy định các loại đồ chơi dành cho trẻ em phải tuân thủ theo QCVN 3:2009/BKHCN, do đó, đồ chơi trước khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn. “Thời gian qua Cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành nhiều đợt kiểm tra, tuy nhiên đối với những loại đồ chơi mang tính bạo lực là hàng hóa bị cấm nhập khẩu và lưu thông, nhưng tình trạng vẫn xuất hiện các loại đồ chơi này là do chúng được nhập lậu và được bán bởi những cơ sở bán lẻ, rất khó kiểm soát”.
Ths-Bs Lê Ngọc Duy- Phó chủ nhiệm Khoa Cấp cứu- chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hằng năm, khoa Cấp cứu-Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 2000 trường hợp tai nạn, thương tích ở trẻ. Phần lớn các trường hợp do phụ huynh bất cẩn cho con chơi đồ chơi mất an toàn, trong đó có đồ chơi bạo lực. Những trường hợp này nếu không được đưa vào cấp cứu kịp thời thì rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.
“Chọn đồ chơi cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Các bậc phụ huynh đừng vì chiều con mà làm ngơ đi sự an toàn của trẻ. Cha mẹ nên mua đồ chơi phù hợp lứa tuổi của trẻ, từ các nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh tiền mất tật mang, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ”, Ths – Bs Duy khuyến cáo.
Kinh doanh đồ chơi bạo lực đều bị tịch thu! Tất cả đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực là mặt hàng cấm kinh doanh trên thị trường. Qua các đợt kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tiến hành thu hồi tại chỗ. Tuy nhiên, khó khăn cho công tác quản lý là đối với các đồ chơi bạo lực, đồ chơi không đầy đủ các tiêu chuẩn thường được các chủ cửa hàng giấu kỹ, khi khách hàng có yêu cầu mới đem ra bán. Để nâng cao ý thức cho người kinh doanh, thời gian qua chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền về những quy định trong kinh doanh đồ chơi và mặt tác hại đến sức khỏe, nhân cách của trẻ khi tiếp xúc các đồ chơi bạo lực. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng đồ chơi trẻ em trong tỉnh để từng bước ngăn chặn việc kinh doanh có hại này. Ông Dương Minh Dũng, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai |
Thanh Uyên
Hội chợ đồ chơi trẻ em bán hàng bạo lực Trung Quốc本文地址:http://game.marimbapop.com/news/62f297776.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。