【villarreal vs celta vigo】SACU: Kết nối CNTT thúc đẩy phát triển

时间:2025-01-11 02:18:57 来源:Empire777

sacu ket noi cntt thuc day phat trien

Cảng Cape Town- Nam Phi. (Nguồn Internet)

Phát triển Hải quan toàn diện trong SACU

Ngoài những mục tiêu của một khu vực tự do kinh tế,ếtnốiCNTTthúcđẩypháttriểvillarreal vs celta vigo SACU còn hướng tới việc xây dựng một hành lang thương mại có tên gọi “Xuyên Kalahari” đi qua tất cả các quốc gia thành viên. Với việc hài hòa thủ tục thương mại trong đó có cải cách hải quan và nâng cấp cơ sở hạ tầng, khi hành lang này hình thành sẽ giúp giảm thời gian, kinh phí kinh doanh và tăng tính cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực.

Những kết quả bước đầu mà SACU đạt được trong thời gian qua cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ hướng đến trao đổi thông tin Hải quan- Hải quan dựa trên khái niệm “Hải quan kết nối”. Cốt lõi của hoạt động này là chương trình phát triển hải quan SACU- WCO với ưu tiên là kết nối công nghệ thông tin (CNTT) trong SACU.

Một trong những nỗ lực đầu tiên của quá trình hiện đại hóa hải quan khu vực SACU là đợt tư vấn của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cho các thành viên SACU bắt đầu vào năm 2007. Hoạt động tư vấn tập trung vào xác định những lĩnh vực ưu tiên can thiệp ở cấp khu vực và được thực hiện trong giai đoạn hai của chương trình Columbus của WCO về cải cách và hiện đại hóa hải quan. Hoạt động tư vấn cho ra đời một chương trình phát triển hải quan toàn diện cho SACU và được Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính của SACU thông qua vào tháng 12-2008.

Mục tiêu tổng quát của chương trình là mang lại cho SACU một nền kinh tế bền vững và tiên tiến. Trong đó, các cơ quan Hải quan sẽ là những thể chế công bằng và quản lý thương mại hiệu quả góp phần bảo vệ xã hội và thu thuế cho nhà nước. Chương trình hưởng lợi từ các chuẩn mực hải quan quốc tế và sự tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm của WCO. Kinh phí thực hiện do Cơ quan Hợp tác và Phát triển quốc tế của Thụy Điển (SIDA) tài trợ cùng với sự đóng góp của các quốc gia thành viên SACU.

Kết nối CNTT, tạo thuận lợi cho thương mại

Chương trình phát triển hải quan đặc biệt hướng tới hỗ trợ các cơ quan Hải quan thiết kế và triển khai một chương trình cải cách toàn diện với trọng tâm là một chính sách hải quan, một luật hải quan, cơ chế quản lý quản lý rủi ro và quan hệ đối tác thương mại, các chuẩn mực công nghệ được áp dụng đồng nhất trong một khu vực. Triển khai kết nối CNTT trong khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì đó là chìa khóa thúc đẩy chương trình phát triển hải quan.

Mục tiêu của chương trình là biến khu vực SACU trở thành một đầu mối tạo thuận lợi cho thương mại. Dự án kết nối CNTT ưu tiên thiết lập các liên kết trao đổi dữ liệu điện tử giữa các đối tác: Hải quan- Hải quan (C2C), Hải quan- Doanh nghiệp (C2B) và Hải quan- các cơ quan khác của chính phủ (C2G).

Để thực hiện được viễn cảnh này, các thành viên của SACU phải tập trung triển khai một số nội dung quan trọng. Trước hết, các thành viên cần thống nhất về chính sách pháp luật. Theo Hiệp định thành lập SACU, các quy định về thuế hải quan phải thống nhất, các quy định về thủ tục hải quan phải hài hòa với sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp. Để đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan cùng với các chứng từ khác, các thành viên của SACU đã áp dụng một tờ khai hải quan chung (SAD 500) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh từ năm 2006 thay thế cho 40 chứng từ xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng trước đó.

Tháng 10-2011, Tổng cục trưởng Hải quan các nước trong khu vực đã quyết định một lộ trình phát triển CNTT và truyền thông (ICT) với hai nội dung chính. Thứ nhất, phải xác định các yêu cầu về dữ liệu, phải đạt được thỏa thuận về các giao thức trao đổi dữ liệu, phát triển kiến trúc CNTT và quy trình nghiệp vụ. Đồng thời, các chuẩn mực đề ra phải tuân thủ với khái niệm Hải quan Kết nối toàn cầu của WCO (GNC). Thứ hai, bao gồm việc chọn lựa một giải pháp CNTT phù hợp nhất cho khu vực.

Các nhà lãnh đạo cũng quyết định triển khai 2 dự án điểm để cụ thể hóa lộ trình trên với thời gian thực hiện trong 6 tháng. Dự án thứ nhất được triển khai tại Nam Phi và Swaziland nhằm mục đích kết nối TATIS và ASYCUDA với nguồn tài trợ của SIDA. Dự án thứ hai có nội dung thử nghiệm giải pháp một cửa cho hành lang Xuyên Kalahari giữa Botswana và Namibia, được tài trợ bởi cơ quan phát triển của Hoa Kỳ (USAID).

Những lợi ích của SAD 500 sẽ phát huy tác dụng khi việc đổi dữ liệu trong môi trường hải quan điện tử phi giấy tờ kết thúc. Ngoài ra, các thành viên của SACU còn phải có cơ chế hỗ trợ lẫn nhau về trao đổi thông tin không chỉ giữa các cơ quan Hải quan mà còn với các cơ quan khác trong khu vực. Quy định này được cụ thể hóa tại Phụ lục về thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau trong Hiệp định thành lập SACU.

Để kết nối CNTT, việc đầu tiên là phải hình thành một hệ điều hành chung. Hiện nay, Botwana, Namibia và Swaziland đang sử dụng hệ thống ASYCUDA; Nam Phi sử dụng hệ thống tin học hóa có tên gọi CAPE và sắp tới sẽ là TATIS. Trong khi đó, Lesotho vẫn đang trong quá trình đấu thầu xây dựng hệ thống tự động hóa hải quan cho mình.

Nền tảng CNTT của giải pháp này dựa trên công nghệ đám mây của Microsoft. WCO sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động trên và bảo đảm các chuẩn mực đưa ra đều phù hợp với quy định của WCO (như mô hình dữ liệu, chuẩn trao đổi và quy trình thủ tục hải quan hiện đại). Các kết quả của dự án điểm dự kiến sẽ được công bố vào giữa năm 2012. Dựa trên kết quả đạt được, SACU sẽ quyết định chọn một giải pháp kết nối thông tin cho quản lý hải quan. Lợi ích cho một hệ thống CNTT chung là theo dõi số thuế mà mỗi quốc gia trong SACU thu được (gồm thuế hải quan và thuế gián thu) qua xử lý dữ liệu thương mại. Hệ thống cũng cung cấp số liệu thống kê chính xác phục vụ điều hành kinh tế quốc gia.

Mặc dù còn nhiều việc phải hoàn thành trong thời gian tới nhưng chắc chắn sự kết nối CNTT sẽ có tác động tích cực tới thời gian xử lý hàng quá cảnh qua lãnh thổ SACU và trên thực tế, CNTT còn giúp tạo ra cho SACU một khuôn khổ phát triển cho những sáng kiến khác như thủ tục hải quan đơn giản hóa, cơ chế công nhận lẫn nhau đối với các doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO)./.

Vân Anh

推荐内容