【vitesse – ajax】Giữ gìn di sản văn hoá đờn ca tài tử

  发布时间:2025-01-10 15:56:07   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Hiện nay, huyện Năm Căn có 54 câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử với trên 600 thành viên, gồm: Nôn vitesse – ajax。

Báo Cà Mau(CMO) Hiện nay, huyện Năm Căn có 54 câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử với trên 600 thành viên, gồm: Nông dân, trí thức, doanh nhân có cùng niềm đam mê mãnh liệt với loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Phong trào đã và đang phát triển mạnh, trong đó phải kể đến CLB Đờn ca tài tử khóm Cái Nai, thị trấn Năm Căn.

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử khóm Cái Nai được thành lập vào năm 2013, với 32 thành viên. Qua 5 năm hoạt động, các thành viên CLB đều hết sức phấn khởi, duy trì tốt việc sinh hoạt thường lệ và tham gia đều đặn các buổi giao lưu cùng với các CLB khác. Bởi hầu hết họ ý thức được rằng, đến với đờn ca tài tử xem như mình đã đóng góp công sức nhỏ bé trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật của người dân Việt Nam nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng.

Chị Võ Xuân Hương, Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử khóm Cái Nai, cho biết, CLB sinh hoạt vào ngày 20 hàng tháng, với hình thức xã hội hoá. Ngoài dàn âm thanh của khóm sẵn có, mỗi thành viên ai có đờn hoặc các dụng cụ khác liên quan thì đem đến để sinh hoạt và đóng góp kinh phí để mua trà, bánh phục vụ vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, mỗi thành viên từ tài tử đờn đến tài tử ca đều có ý thức tự học hỏi, rèn luyện, trau dồi thêm kỹ năng đờn, ca để cùng nhau phát triển.

Chị Phạm Thị Thuý Oanh mong được góp sức bảo tồn và duy trì nghệ thuật đờn ca tài tử.

“CLB duy trì sinh hoạt rất đều đặn. Khi mới tham gia có người chưa biết nhịp, vì vậy CLB thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Những người biết nhịp thì hướng dẫn người chưa biết, dần dần anh em trưởng thành hơn với nghề này” chị Võ Xuân Hương cho biết.

Những người đến với CLB Đờn ca tài tử khóm Cái Nai có điều kiện, hoàn cảnh gia đình khác nhau, người thì gia đình có truyền thống ca hát, người thì sinh ra từ nhỏ đã có sở thích riêng với loại hình này. Nhờ họ mà bộ môn đờn ca tài tử luôn có sức sống mãnh liệt và ở họ cũng có những ước mơ bình dị để gởi gắm đến thế hệ hôm nay và mai sau, mãi mãi duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn nữa bộ môn nghệ thuật đặc sắc này.

Tài tử ca Phạm Thị Thuý Oanh, CLB Đờn ca tài tử khóm Cái Nai, phấn khởi: “Bên nội, bên ngoại ai cũng biết ca, rồi lớn lên mình cũng rất thích. Tuổi mình hiện nay cũng lớn, giọng hát rồi cũng sẽ mai một với thời gian, vì vậy, mong rằng thế hệ trẻ nên học hỏi thêm để duy trì phong trào này”. Tài tử đờn Phạm Văn Huynh, CLB Đờn ca tài tử khóm Cái Nai, bộc bạch: “Từ năm 7 tuổi, đi đám thấy mấy cô, mấy chú ca hát đã đam mê và xin gia đình cho đi học đàn. Hiện nay, mình mở lớp dạy đàn tại nhà, nhưng không nhận tiền công, bởi vì mình nghĩ nghề này không giàu có gì cả, mà để tiếp nối sự nghiệp của cha ông đã bỏ công sức bảo tồn bao nhiêu năm qua. Nhắn nhủ anh em thế hệ sau dù ít, dù nhiều hãy tập ca vọng cổ, một câu cũng gọi là gợi nhớ quê hương, cội nguồn”.

Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ 19, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam, vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường. Loại hình này đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012 và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại từ tháng 12/2013. Với người dân huyện Năm Căn, đây là loại hình văn hoá tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, tạo sân chơi văn hoá lành mạnh, bổ ích./.

Văn Tưởng

相关文章

最新评论