当前位置:首页 > La liga > 【nhà cái uy tín nhất 2023】Chống thất thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử

【nhà cái uy tín nhất 2023】Chống thất thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử

2025-01-10 20:47:01 [Cúp C1] 来源:Empire777
Kiểm soát hàng hóa gian lận xuất xứ và thương mại điện tử
Kinh doanh thương mại điện tử: Muốn làm ăn lâu dài phải tuân thủ pháp luật về thuế
Khó quản lý hàng giao dịch qua thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội: Siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử,ốngthấtthuthuếtừkinhdoanhthươngmạiđiệntửnhà cái uy tín nhất 2023 kinh doanh sản phẩm nội dung số
Hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT đã phát triển mạnh từ nhiều năm nay.
Hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT đã phát triển mạnh từ nhiều năm nay.

Nhiều cá nhân có thu nhập “khủng”

Vừa qua, thông tin về việc tại Cục Thuế Hà Nội có 3 cá nhân nộp thuế trên 7 tỷ đồng/người cho hoạt động kinh doanh TMĐT đã khiến không ít người ngỡ ngàng bởi lợi nhuận mà loại hình này đem lại, trong đó có một cá nhân có doanh thu hơn 330 tỷ đồng và phải nộp thuế với số tiền lên tới 23 tỷ đồng. Thực tế, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế số, hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều năm nay. Ngày càng có nhiều cá nhân với trí tuệ, năng lực sáng tạo đã kiếm được thu nhập từ YouTube, Google, Facebook và các chợ ứng dụng như Playstore, Appstore.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế):
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân  (Tổng cục Thuế)
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế)

Theo quy định của pháp luật, nếu người nộp thuế khai sai khi cơ quan Thuế phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế cũng như tính tiền chậm nộp. Trường hợp người nộp thuế cố tình trốn thuế, theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể bị xử phạt từ 1-3 lần. Trường hợp nặng hơn, cơ quan Thuế sẽ chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Do đó, để tránh bị xử phạt, người nộp thuế cũng cần phải tìm hiểu về chính sách thuế và tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.

Cơ quan Thuế sẽ luôn đồng hành để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ theo đúng các quy định của pháp luật. Khi có vướng mắc phát sinh về việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ ngay với cơ quan Thuế để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Dù thực tế đây vẫn chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” nhưng nó là kết quả của rất nhiều biện pháp tăng cường quản lý thuế của toàn ngành Thuế. Tại TPHCM, để quản lý và thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT trên các trang web, Facebook,… đơn vị này đã phải thực hiện rà soát tới 14.951 trang web. Từ đó, xác định được 1.092 chủ trang web thuộc đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chỉ có 56 cá nhân tự giác kê khai với số thuế khai bổ sung và tiền chậm nộp là 1,83 tỷ đồng. Còn lại, cơ quan Thuế đã xử lý qua kiểm tra đối với 580 doanh nghiệp và cá nhân với tổng số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 18,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Cục Thuế TPHCM cũng đã tiến hành rà soát 4.573 tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Trong đó, qua tuyên truyền vận động, đã có 3.630 doanh nghiệp và cá nhân tự giác khai bổ sung với số thuế tự kê khai và số tiền chậm nộp là 35,2 tỷ đồng. Qua kiểm tra, cơ quan thuế đã truy thu và phạt vi phạm hành chính đối với 103 trường hợp với tổng số tiền là 13 tỷ đồng.

Hay như tại Cục Thuế TP Hà Nội, tính đến tháng 12/2020, hệ thống dữ liệu của ngành Thuế đã quản lý thu của các cá nhân có hoạt động từ Google, Facebook. Youtube… với tổng doanh thu của các cá nhân nhận được là 2.200 tỷ đồng. Căn cứ dữ liệu thu thập từ các đơn vị trung gian vận chuyển, cung cấp ứng dụng lưu trú, Cục Thuế này đang xây dựng cơ sở dữ liệu 2.307 địa chỉ cho thuê nhà, 31.244 cửa hàng có hoạt động kinh doanh TMĐT để thực hiện công tác quản lý thuế.

Ông Nguyễn Văn Mạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) là một cá nhân thực hiện kê khai thuế tại Cục Thuế Hà Nội đã từng được đơn vị này mời tham gia Hội thảo tập huấn chính sách thuế đối với cá nhân có hoạt động TMĐT trong năm 2020, cho biết hoàn toàn tán thành với việc thực hiện kê khai, nộp và truy thu nếu chậm nộp thuế cho các hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT.

"Chúng tôi biết, tất cả cá nhân được cơ quan Thuế mời đến tập huấn về kê khai, nộp thuế hoạt động TMĐT đều có mức doanh thu được cơ quan Thuế lấy thông tin từ dòng tiền qua ngân hàng. Vì thế, việc trốn thuế là không thể. Chính vì vậy, tôi sẽ tiếp thục theo sát các hướng dẫn từ cơ quan Thuế để thực hiện kê khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật", ông Mạnh chia sẻ.

Coi trọng công tác tuyên truyền và hướng dẫn

Có thể khẳng định, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cục thuế các địa phương tăng cường nhiều giải pháp quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trong lĩnh vực TMĐT. Trên cơ sở đó, các cục thuế cũng đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này, đặc biệt là việc đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện việc kê khai và nộp thuế.

Theo Tổng cục Thuế, đối với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như: Google, YouTube, Facebook,... cơ quan Thuế thực hiện quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo của các công ty này hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam. Như vậy, hiện các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài thì thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các nhà thầu, tổ chức nước ngoài. Đối với số thuế đã kê khai nộp thay, các doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, kê khai nộp thuế đến tất cả người nộp thuế có hoạt động TMĐT. Đồng thời rà soát, đôn đốc người nộp thuế có hoạt động TMĐT phải kê khai, nộp thuế theo quy định phù hợp với phân cấp quản lý người nộp thuế tại địa phương. Theo thông tin từ Cục Thuế Hà Nội, từ năm 2017 đến nay, đơn vị này đã gửi tin nhắn đến các chủ thuê bao có địa chỉ bán hàng trên các mạng xã hội với 13.000 tin nhắn và đã xác định có khoảng trên 2.000 cá nhân thực hiện các thủ tục đăng ký kê khai thuế. Cục Thuế Hà Nội cũng đã gửi giấy mời trên 1.100 cá nhân đến các chi cục thuế để được hướng dẫn về chính sách và kê khai, nộp thuế. Đồng thời tổ chức nhiều hội nghị tập huấn chính sách thuế đối với cá nhân có hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Đặc biệt, thời gian qua, cơ quan Thuế cũng rất chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra theo quy định đối với các doanh nghiệp có kinh doanh TMĐT. Đáng chú ý, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, cơ quan Thuế các địa phương đã phối hợp với các ngân hàng thương mại để kiểm soát dòng tiền từ nước ngoài chuyển về cho các tổ chức, cá nhân (thực chất là chi trả lợi tức, thu nhập, lương…).

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động kinh doanh mua bán theo phương thức truyền thống đang có phần "lép vế" so với kinh doanh trên nền tảng điện tử, thu thuế từ hoạt động kinh doanh TMĐT sẽ trở thành một trong những "mũi nhọn" để toàn Ngành có thể hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, bù đắp những khoản hụt thu do dịch bệnh gây ra. Chính vì vậy, đòi hỏi toàn ngành Thuế phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa, tạo ra "hàng rào" pháp lý vững chắc để ngăn chặn trốn thuế, gian lận thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读