【tip bóng đá hôm nay】''Cây gậy thần'' để đánh kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi
Bộ NN-PTNT đang triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và trồng trọt. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP,ậythầnđểđnhkhngsinhchấtcấmtrongchătip bóng đá hôm nay ông Nguyễn Văn Việt (ảnh), Chánh thanh tra Bộ NN-PTNT cho rằng, giải pháp có tính đột phá để ngăn chặn các chất cấm và kháng sinh như hiện nay là khởi tố hình sự hành vi đưa chất cấm, kháng sinh vào nông sản - thực phẩm.
Phóng viên:Hiện tại tình hình sử dụng chất cấm diễn biến như thế nào thưa ông?
Ông NGUYỄN VĂN VIỆT:Mặc dù an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn là vấn đề nóng, nhưng tính đến thời điểm này chúng ta đã cơ bản khống chế được chất cấm trong chăn nuôi. Cụ thể là đối với nguồn cung cấp chất salbutamol của các công ty dược, Bộ Y tế đã có những biện pháp đưa salbutamol vào danh mục kiểm soát đặc biệt. Đồng thời cũng không còn tình trạng nhập khẩu, cung cấp chất salbutamol từ các công ty dược đưa sang các trang trại chăn nuôi, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng tôi vừa lấy thêm 207 mẫu để kiểm tra và không phát hiện có vi phạm. Điều quan trọng là hiện nay các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nhận thức được tác hại của chất cấm và tôi tin là họ không sử dụng nữa. Tuy nhiên, tại các trang trại và lò mổ, tình trạng vi phạm vẫn còn nhưng đã giảm hơn nhiều so với trước. Tháng 1-2016, trong 1.000 mẫu của 15 tỉnh thì phát hiện 98 mẫu (9,8%) vi phạm nhưng sang tháng 2-2016, trong 1.457 mẫu chỉ có 17 mẫu (1,46%) vi phạm. Tương tự, trong tháng 3-2016, lấy 457 mẫu thì chỉ có 3 mẫu vi phạm (0,66%).
Mục tiêu của Bộ NN-PTNT đặt ra trong năm 2016 là sẽ ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm salbutamol. Còn đối với chất vàng ô chủ yếu trộn vào khi sản xuất thức ăn chăn nuôi thì các nhà máy đã nhận thức được và họ cũng không còn sử dụng nữa.
Gần đây Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát có nói bên cạnh chất cấm thì thuốc kháng sinh trong thực phẩm cũng là vấn đề nóng bỏng cần phải ngăn chặn... Làm cách nào để tiếp tục ngăn chặn loại nguyên liệu này?
* Kháng sinh phức tạp hơn nhiều so với chất cấm và mỗi năm lượng kháng sinh nhập về Việt Nam tương đối nhiều (nhiều hơn cả chất cấm). Theo tôi, việc nhập nguyên liệu kháng sinh về mục đích cuối cùng chỉ là để sử dụng làm thuốc trong y tế nhưng một số công ty lại không làm đúng, họ cung cấp cho trang trại, cơ sở nuôi trồng thủy sản. Việc kiểm soát kháng sinh cũng khó hơn so với salbutamol nhưng với kinh nghiệm kiểm soát salbutamol, chúng tôi sẽ khống chế được. Hiện nay chúng tôi đã tổ chức thanh tra tại các địa phương phía Bắc, đã phát hiện một số công ty vi phạm. Sau khi thanh tra báo cáo bộ xong, sẽ có biện pháp quản lý đặc biệt những đơn vị này. Nếu chúng ta có thể khống chế được các công ty nhập kháng sinh về thì có thể cắt nguồn cung cấp cho trang trại và các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Như vậy, việc lạm dụng kháng sinh sẽ giảm đi rất nhiều.
Thưa ông, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết đã cấp phép nhập khẩu hơn 9 tấn salbutamol và đã sử dụng 3 tấn. Vậy số còn lại ở đâu, hai bộ đã kiểm tra, kiểm soát được chưa?
* Theo số liệu của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an cung cấp, trong các năm 2014 và 2015, Bộ Y tế đã cho phép nhập khẩu 9.268kg salbutamol và mới sử dụng hết 1.173kg; bán ra ngoài không đúng mục đích, không đúng đối tượng 6.228kg và đã thu hồi là 2.050kg. Số liệu hơn 6.000kg chất cấm trôi nổi là chính xác. Thanh tra Bộ NN-PTNT cùng C49 và Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã xác định, làm rõ nguồn nhập khẩu, tồn kho, sử dụng và nguồn bán cho các tổ chức cá nhân. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi chưa xác định được bao nhiêu tấn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, bao nhiêu tấn dùng cho mục đích khác. Hầu hết các vụ phát hiện được đều xử phạt hành chính, không thể xử hình sự được do chưa để lại hậu quả.
Thưa ông, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, những tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm có thể phải lĩnh mức án 20 năm tù, bị phạt tới 1 tỷ đồng và bị cấm sản xuất, kinh doanh. Liệu đây có thực sự là “cây gậy thần” để chấm dứt vấn nạn này?
* Trong năm 2015, lực lượng thanh tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT và C49 đã phát hiện được nhiều vụ việc, công ty sử dụng chất cấm, nhưng nếu theo các điều khoản của Bộ luật Hình sự trước năm 2015 thì không thể “hình sự hóa” đối với các hành vi này do quy định phải gây ra hậu quả mới cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi quy định, chỉ cần cấu thành hình thức (đưa chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, thực phẩm) cũng được coi là phạm tội. Khi luật có hiệu lực, sẽ không cần có văn bản hướng dẫn nữa mà chỉ cần phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm là cơ quan chức năng có thể truy tố hình sự.
Vì vậy, người dân và doanh nghiệp không nên sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cũng như nông sản vì điều này không những là trái về mặt đạo đức mà còn bị khởi tố hình sự khi cơ quan chức năng phát hiện. Ngoài ra, một khi tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm bị xử phạt hoặc bị truy tố thì cũng đồng nghĩa với việc tự gây thiệt hại cho mình, thậm chí là sẽ bị phá sản do cách làm ăn không đúng pháp luật.
Theo Bộ luật Hình sự mới sửa đổi, mức phạt và các hình phạt đối với hành vi vi phạm như thế nào?
Sau khi có tình trạng sử dụng chất cấm nổi lên, Quốc hội đã xem xét và thấy cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người sử dụng chất cấm. Chính vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đưa vào điều 190, 191, 195 và quan trọng nhất là Điều 317 về hành vi cấu thành tội phạm hình thức. Đối với mức phạt vi phạm hành chính, trong bộ luật này, chế tài cao hơn rất nhiều so với các nghị định về xử lý vi phạm hành chính đã ban hành trước đây. Và tùy theo tính chất, mức độ hành vi sử dụng chất cấm mà các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt tù từ 1 đến 10 năm tù. Mức cao nhất là 20 năm tù.
Tuy nhiên, theo tôi, bên cạnh các biện pháp rắn cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Hình sự 2015, để người dân thấy được trách nhiệm và các chế tài xử lý để không vi phạm.
Vấn đề nan giải là ngành y tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu salbutamol về điều trị và Bộ Y tế cho phép, trong khi Bộ NN-PTNT lại coi đây là chất cấm trong chăn nuôi. Liệu có ngăn chặn được việc tuồn chất cấm từ y tế sang chăn nuôi không?
Hiện nay các cơ quan quản lý của Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT đã ký cam kết dừng nhập khẩu salbutamol và kiểm soát đặc biệt đối với những chất cấm đối với sản xuất nông nghiệp mà ngành y tế sử dụng. Để tiếp tục kiểm soát chất cấm, sắp tới sẽ cần hoàn thiện và chỉnh sửa lại một số văn bản có liên quan theo hướng xử lý nghiêm các doanh nghiệp nhập khẩu salbutamol về nhưng sử dụng không đúng mục đích. Cụ thể là nếu doanh nghiệp nhập salbutamol về để sản xuất thuốc thì chỉ được sản xuất thuốc, nếu bán cho doanh nghiệp không có chức năng sản xuất thuốc thì sẽ bị xử lý về hành vi vận chuyển buôn bán trái phép chất cấm. Để phát hiện được vi phạm, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng.
Xin cảm ơn ông!
Theo PHÚC HẬU/SGGP
-
Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1Hướng tới thương mại điện tử xanh để giảm thiểu rác thải nhựa đại dươngThực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH Chung tay góp sức phân loại rác tại nguồn ở Hải PhòngLãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025PVFCCo bàn giao 100.000 cây xanh và vật tư góp phần 'xanh hóa Trường Sa'Dân mòn mỏi 20 năm 'sống trong cảnh hôi thối' ở bãi rác lớn nhất TP.HCMLượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch cao kỷ lụcNgày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phươngBiến đổi khí hậu có thể gây thêm 14,5 triệu ca tử vong tính đến năm 2050
下一篇:Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ địa phương thu gom xử lý pin, chất thải rắn
- ·Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch cao kỷ lục
- ·Hà Nội sẽ thí điểm đặt hàng với 9 tuyến xe buýt điện mới
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Không khí ô nhiễm, ăn gì giúp phổi khỏe mạnh?
- ·Định hướng phát triển bền vững giúp Vinamilk thành công trên trường quốc tế
- ·Mua sắm online tăng mạnh dịp cuối năm, rác nhựa đi về đâu?
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm
- ·Một số phương pháp làm giảm bụi trong nhà ở
- ·Nữ sinh viên sư phạm biến bã mía, vỏ trứng thành hộp bút, túi xách
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Pin sử dụng cho điện thoại 50 năm không cần sạc?
- ·Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải rắn
- ·Bão Bắc Cực đổ bộ vào Mỹ, nơi lạnh nhất
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·'Nam châm' giúp xử lý các chất ô nhiễm nồng độ thấp trong nước
- ·Rác nhựa đang đe dọa hành tinh, cha mẹ cần giáo dục trẻ ý thức thế nào?
- ·Toàn bộ xe buýt Hà Nội sẽ chuyển đổi sang năng lượng xanh vào năm 2035
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Dân mòn mỏi 20 năm 'sống trong cảnh hôi thối' ở bãi rác lớn nhất TP.HCM
- ·Dân mòn mỏi 20 năm 'sống trong cảnh hôi thối' ở bãi rác lớn nhất TP.HCM
- ·Một số phương pháp làm giảm bụi trong nhà ở
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Một số phương pháp làm giảm bụi trong nhà ở
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Cận cảnh máy tái chế nhựa tại chỗ đầu tiên ở TP.HCM
- ·Một số phương pháp làm giảm bụi trong nhà ở
- ·Phó Chủ tịch Hà Minh Hải: Hà Nội cấy 'gen' thông minh trong mọi quy hoạch
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Nữ sinh viên sư phạm biến bã mía, vỏ trứng thành hộp bút, túi xách
- ·Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp
- ·Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Công nghệ đám mây mở đường cho quá trình khử cacbon thế nào?