【ket qua tran mexico】Thịt lợn đắt đỏ, Bộ CôngThương “bác” lý do khâu trung gian
Xử lý nghiêm “găm hàng”, xuất nhập khẩu thịt lợn trái phép | |
Nhập khẩu thịt lợn tăng hơn 300%, kéo giá xuống ngay đầu tháng 4 | |
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp đưa giá lợn hơi về mức bình thường |
Mục tiêu đặt ra là đến cuối quý II, đầu quý III giảm giá thịt lợn hơi xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg. Ảnh: Internet |
15 doanh nghiệp chỉ chiếm 35% thị phần
Khảo sát giá lợn hơi trên cả nước cập nhật đến ngày 3/4 cho thấy, xu hướng giá cả giảm xuống, tuy nhiên vẫn còn cách biệt so với mốc giá phấn đấu 70.000 đồng/kg. Cụ thể, tại miền Bắc, giá dao động từ 76.000 - 80.000 đồng/kg; miền Trung từ 73.000 - 76.000 đồng/kg và miền Nam từ 70.000 - 79.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại một số địa phương điển hình có thể kể đến như: Hà Nội 78.000 đồng/kg; Vĩnh Phúc 78.000 đồng/kg; Hưng Yên 80.000 đồng/kg, Hà Nam 76.000 đồng/kg; Đồng Nai 79.000 đồng/kg; TP HCM 79.000 đồng/kg; Bình Dương 75.000 đồng/kg; Cần Thơ 78.000 đồng/kg; Vĩnh Long 76.000 đồng/kg…
Trước đó, tại buổi làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng ngày 30/3, 15/15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn đều cam kết giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg từ tháng 4. Trên thực tế, cam kết này đã được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện.
Xung quanh vấn đề tại sao các doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn đã kéo giá xuống mức 70.000 đồng/kg mà mặt bằng giá lợn tại các địa phương vẫn cao và thịt lợn hiện vẫn được coi là mặt hàng đắt đỏ trong “rổ” tiêu dùng của người dân, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn ký cam kết giảm giá chỉ chiếm không quá 35% thị phần chăn nuôi trong nước.
Như vậy, khoảng trên 65% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp không cam kết giảm giá, trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nằm rải rác khắp cả nước.
Ngoài ra, ông Tuấn nhấn mạnh: “Qua trao đổi, một số thương nhân mua lợn thịt của công ty chăn nuôi lớn cho biết bên cạnh giá mua 70.000đ/kg lợn hơi thì người mua phải trả thêm chi phí ngoài hóa đơn khoảng 10% (7.000-8.000đồng/kg). Phần chi phí chênh này cũng khiến giá lợn hơi trên thị trường ở mức cao”.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu dùng bị tác động lớn bởi dịch bệnh và yếu tố tâm lý. Cụ thể, do dịch Covid-19, số lượng người bán hàng giảm, việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn hơn.
Đồng thời, với việc thực hiện giãn cách xã hội, một bộ phận người tiêu dùng đã mua tích trữ thực phẩm trong đó có thịt lợn để hạn chế số lần đi chợ hoặc đề phòng trường hợp bị cách ly. Do vậy, giá thịt lợn đã tăng cục bộ tại một số nơi.
Ngoài ra, hiện nay, tất các các nhà hàng, quán ăn uống đều đóng cửa nên hầu như các phụ phẩm thịt lợn sau giết mổ đều không bán được. Đây cũng là nguyên nhân đẩy giá thịt lợn lên cao.
“Bác” lý do khâu trung gian
Tại buổi làm việc ngày 30/3, đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã thẳng thắn đưa ra đề nghị Bộ Công Thương tổ chức kiểm soát giá của chuỗi cung ứng lợn thịt và thịt lợn ở thị trường.
"Theo phản ánh của các doanh nghiệp, thương lái sau khi mua và vận chuyển lợn ra khỏi cổng của các doanh nghiệp, thương lái có thể bán với giá cao hơn 10.000 đồng/kg lợn hơi”, lãnh đạo Bộ NNPTNT chỉ rõ.
Trước câu hỏi phải chăng khâu trung gian cố tình giữ giá thịt lợn ở mức cao để tăng lợi nhuận chính là yếu tố cơ bản khiến giá thịt lợn “neo” ở mức cao, ông Tuấn cho rằng, từ sản xuất đến tiêu dùng ở hầu hết hệ thống phân phối các mặt hàng trong đó có mặt hàng thịt lợn đều tồn tại khâu trung gian.
Đối với mặt hàng thịt lợn, khâu trung gian có phần phức tạp hơn. Lý do là mặt hàng thịt lợn cần qua các công đoạn sơ chế, chế biến đặc thù trước khi đến tay người tiêu dùng; đồng thời ở Việt Nam tồn tại hệ thống lò giết mổ nhỏ lẻ, phân tán để cung cấp lợn thịt cho các chợ dân sinh.
Giá thịt lợn tăng dần theo 2 đường chính gồm: chi phí tăng tại các khâu của chuỗi cung ứng và chi phí qua các công đoạn giết mổ.
Qua mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng, giá lợn hơi/thịt lợn sẽ tăng trung bình khoảng 8-10% (lấy lãi suất vay ngân hàng làm thước đo) do mỗi công đoạn của chuỗi cung ứng những đối tượng tham gia đều có chi phí sản xuất và lợi nhuận tương đương. Theo đó, từ doanh nghiệp chăn nuôi đến người tiêu dùng, giá lợn hơi từ 70.000 đồng/kg sẽ tăng lên khoảng 90.000-100.000 đồng/kg.
Từ 100 kg lợn hơi chỉ thu được 55 kg thịt lợn ăn được (gồm cả nạc và mỡ). Từ giá thành 70.000 đồng/kg lợn hơi, sau khi giết mổ thì chi phí 1 kg thịt lợn thành phẩm (cả nạc và mỡ) sẽ thành 127.000 đồng/kg (không bao gồm chi phí tại các khâu trong chuỗi cung ứng).
“Như vậy, giá thịt lợn qua các công đoạn lưu thông và chế biến đến tay người tiêu dùng hiện nay theo đúng theo cơ chế thị trường và không phải do khâu trung gian đẩy giá lên cao”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Thời gian tới, để tiếp tục hạ thấp giá thịt lợn, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho rằng, giải pháp căn cơ là phải đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu thông qua thực hiện song song tái đàn theo hướng bền vững và nhập khẩu thịt lợn, đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chăn nuôi tiếp tục giảm giá bán lợn hơi và tăng số lượng bán ra thị trường vì với mức giá thành sản xuất như hiện nay thì giá bán lợn hơi 70.000 đồng/kg là quá cao.
“Để giảm tối đa khâu trung gian thì cần tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa ngành chăn nuôi theo hướng giảm số lượng cơ sở chăn nuôi và lò mổ nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn và giết mổ tập trung, đồng thời phải nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thịt lợn”, ông Tuấn nói.