Báo cáo tổng kết của Cục Tài chính doanh nghiệp cho thấy,ếptụcgiámsátcổphầnhólịch thi đấu giải brazil năm 2014, Cục Tài chính doanh nghiệp đã tập trung công tác xây dựng pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013; đã khẩn trương hoàn chỉnh đề án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Ngoài ra, Cục Tài chính doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, tham mưu cho Bộ các giải pháp chỉ đạo điều hành, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh các giải pháp tài chính phục vụ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc DNNN.
Năm qua, Cục đã tham gia ý kiến xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, góp phần đẩy nhanh tái cơ cấu, thoái vốn, cổ phần hóa DNNN. Cụ thể, đã tiếp nhận và xử lý tổng số 13.415 văn bản gửi đến; chủ trì triển khai nghiên cứu, xây dựng 22 Đề án, gồm Đề án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, Nghị quyết số 15/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, Chỉ thị số 06/CT-TTg về đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt dộng của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) của DNNN…
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng đánh giá cao kết quả của Cục Tài chính doanh nghiệp trong năm qua với 22 đề án và 1 luật lớn. Theo ông: “công việc pháp lý rất khó, nhạy cảm, nhưng đã được tháo gỡ kịp thời bằng các hướng dẫn cụ thể, bằng những thông tư và các văn bản”.
Liên quan đến công tác cổ phần hóa và gắn với TTCK, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, năm qua Cục Tài chính doanh nghiệp đã có khuôn khổ pháp lý rất quan trọng trong đó phải kể đến Nghị quyết số 15/NQ-CP và Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg. “Các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư đánh giá rất cao”, ông Vũ Bằng nói.
Tuy nhiên, theo vị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, nên nghiên cứu bàn phương thức cổ phần hóa, thoái vốn mới, ngoài ra, tiến độ triển khai cổ phần hóa, về thời điểm, kế hoạch phải công khai sớm hơn để nhà đầu tư có thời gian chuẩn bị tham gia tốt hơn.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng biểu dương những kết quả đạt được của Cục Tài chính doanh nghiệp trong năm 2014. Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ Tài chính chủ trì thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn, về cơ bản là thông thoáng, các vướng mắc về đất đai, tài chính, tài sản cơ bản được xử lý.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý đơn vị tham mưu cho Bộ về công tác tài chính doanh nghiệp, về cơ chế để thúc đẩy tái cơ cấu DNNN, theo Bộ trưởng “cơ bản là đủ rồi”, nhưng “tại sao tiến độ còn chậm, do đó, phải đẩy nhanh tiến trình này”.
Năm 2015, Cục Tài chính doanh nghiệp sẽ chuẩn bị kế hoạch triển khai hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh; trình Bộ để trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định hướng dẫn Luật. Đồng thời, bám sát các đơn vị liên quan để trình Chính phủ các đề án sẽ ban hành thuộc chương trình công tác của Chính phủ, triển khai hướng dẫn thi hành ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ ban hành.
Về công tác sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN, trong năm 2015, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để xử lý tài chính, lao động dôi dư trước khi sắp xếp cổ phần hóa DNNN; Tiếp tục công tác kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa DNNN đảm bảo công khai, minh bạch; Tham gia đề án tái cấu trúc DN, chiến lược phát triển ngành của TĐ, TCT. Đồng thời rà soát các cơ chế quản lý tài chính DN để hoàn thiện, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của TĐ, TCT theo định kỳ…