TheảohộchỉdẫnđịalýchonôngsảntạinướcngoàiBàihọctừsảnphẩmvảithiềuLụcNgạbang xep hang chileo số liệu thống kê từ tỉnh Bắc Giang, năm 2021 huyện Lục Ngạn có 15,45 nghìn ha vải thiều, tăng 160 ha so với năm 2020, sản lượng ước đạt hơn 120 nghìn tấn (trong đó vải chín sớm khoảng 30 nghìn tấn). Diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 12,4 nghìn ha, tăng 700 ha so với năm 2020. Dự báo thời gian thu hoạch vải sớm từ ngày 20/5, vải thiều chính vụ từ ngày 10/6 đến 20/7.
Năm nay, huyện Lục Ngạn vẫn tập trung cho ba thị trường xuất khẩu chính, gồm: Trung Quốc (với 36 mã số vùng trồng, diện tích 15,29 nghìn ha, sản lượng khoảng 120 nghìn tấn); thị trường Mỹ, EU (với 18 mã số vùng trồng, diện tích 217,89 ha; thị trường Nhật Bản (với 27 mã số vùng trồng, diện tích 194,5 ha, tăng 9 mã và 96,5 ha với năm 2020). Đồng thời duy trì một cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Công ty cổ phần thực phẩm Xuất nhập khẩu Toàn Cầu.
Do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, UBND huyện xây dựng hai phương án hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Đối với phương án 1, trong điều kiện tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp, dự kiến sẽ có 95 nghìn tấn vải thiều tươi được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; 25 nghìn tấn sẽ được tiêu thụ bằng hình thức sấy khô, bảo quản lạnh, nước ép và chế biến khác.
Phương án 2, nếu tình hình dịch bệnh trong nước vẫn còn nhưng được kiểm soát, các hoạt động giao thương trở lại bình thường thì hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán vải tươi tại thị trường nội địa, tập trung vào các trung tâm thương mại, chợ đầu mối lớn, các tập đoàn bán lẻ tại hệ thống siêu thị và sàn giao dịch thương mại điện tử đặc sản Lục Ngạn (tại địa chỉ dacsanlucngan.com). Với phương án này, UBND dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 114.000 tấn (gồm có tiêu thụ trong nước và xuất khẩu); chế biến sấy khô, nước ép, đóng hộp khoảng 6.000 tấn.
Nhìn vào những con số thống kê này có thể thấy, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện không chỉ cung ứng tốt cho thị trường trong nước mà đã tiếp cận được với hàng loạt thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU… Và trong các nỗ lực đưa thương hiệu vải thiều Lục Ngạn vươn ra thị trường quốc tế, không thể không kể đến vai trò của của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.