当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch thi đấu bóng đá hôm qua】Tỷ giá ngoại tệ khó đoán, chờ “tin” FED

【lịch thi đấu bóng đá hôm qua】Tỷ giá ngoại tệ khó đoán, chờ “tin” FED

2025-01-11 02:17:49 [Thể thao] 来源:Empire777

ty gia ngoai te kho doan cho tin fed

USD biến động để đón đầu khả năng FED tăng lãi suất vào giữa tuần này​​​. Ảnh: H.DỊU.

“Thất thường” như USD

Theo báo cáo tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng năm 2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), tính đến tháng 11, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đã tăng hơn 1% so với đầu năm. Điều này khiến tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do cũng được dịp dậy sóng sau một thời gian dài ổn định.

Tuy nhiên, bước vào đầu tháng 12, tỷ giá lại có sự tăng giảm khá thất thường. Nếu như vào tuần trước, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh tới gần 100 đồng, thì sang đến đầu tuần này, tỷ giá đang chững lại. Theo đó, tỷ giá trung tâm giữa USD và VND được NHNN công bố ngày 12-12 ở mức 22.125 VND/USD, tăng 8 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước, trong khi tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá hoặc được giữ nguyên, hoặc có mức tăng nhẹ từ 15-30 đồng.

Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,48% so với phiên liền trước về 101,60 điểm. Trong khi vào phiên giao dịch tuần trước, chỉ số này đã tăng 0,75%.

Nguyên nhân của tỷ giá tăng, theo UBGSTCQG, USD liên tục lên giá so với các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt sau khi có kết quả chính thức của bầu cử Tổng thống Mỹ. Hơn nữa, nhu cầu ngoại tệ tăng trở lại theo yếu tố mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán về cuối năm (kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã chấm dứt xu hướng giảm so với năm trước) và đón đầu khả năng FED tăng lãi suất vào khoảng ngày 13 và 14- 12. Ngoài ra, tín dụng ngoại tệ đang tăng lên. Tính đến 30-10-2016, tín dụng ngoại tệ đã tăng 4,4% so với cuối năm 2015, trong khi cùng kỳ năm 2015 giảm 9%.

Chính vì thế, tại một cuộc hội thảo gần đây, TS. Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) đã cho rằng, biến động tỷ giá đến nay rất khó dự báo, tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam được điều chỉnh bởi 2 yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên trong có nhiều thuận lợi các dòng vốn, FDI giải ngân tăng, cán cân thương mại xu hướng bền vững… làm nguồn cung ngoại tệ trong nước khá ổn; nhưng yếu tố bên ngoài còn nhiều bất định nên khó dự báo.

Ảnh hưởng từ FED

Mặc dù theo ý kiến của các chuyên gia, tỷ giá biến động nhiều khả năng để đón đầu kết quả tăng giảm lãi suất của FED, bởi nếu FED tăng lãi suất cơ bản của đồng USD thì USD sẽ trở nên mạnh hơn hoặc sánh ngang với đồng Euro, điều này sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư vào USD.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng, thị trường tài chính thông minh sẽ điều chỉnh trước khi có những biến động xảy ra. Vì thế, dù FED có tăng lãi suất thì tác động lên tỷ giá lúc ấy không tự nhiên đột biến mà có sự tăng vọt vì thị trường đã tự điều chỉnh từ trước đó. Do vậy, những biến động bên ngoài nhiều bất định ảnh hưởng đến tỷ giá USD như trên đã được điều chỉnh nhờ những chính sách bám chặt diễn biến của thị trường của NHNN và sự duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô.

Hơn nữa, báo cáo của Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, nhu cầu ngoại tệ thực tế được đánh giá là không lớn bởi kịch bản FED nâng lãi suất trong tháng 12 đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế giảm tốc đi cùng với nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh chậm lại khiến cho nhu cầu ngoại tệ phục vụ thanh toán cuối năm không quá căng thẳng như giai đoạn cùng kỳ năm trước. Thị trường ngoại hối biến động không theo dự kiến của nhà đầu tư trong suốt gần 1 năm qua khiến lợi suất cất trữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn.

Tuy vậy, trên thực tế, vào tháng 12-2015, FED đã quyết định tăng lãi suất USD lên 0,25% sau gần 8 năm giữ nguyên ở mức 0%. Ngay sau đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam luôn ở mức gần “kịch trần”, mặc dù NHNN liên tục phát đi thông báo sẽ kiên định giữ vững tỷ giá VND/USD. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại sẽ bị lặp lại sau ngày 14-12 năm nay.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, FED chắc chắn sẽ tăng lãi suất trong đợt này. Việc này sẽ khiến chính sách tiền tệ trong năm 2017 trở nên phức tạp hơn nhiều so với năm 2015, 2016 do ảnh hưởng của lạm phát tăng và gánh nặng từ ngân sách, trái phiếu và quản trị rủi ro để giảm áp lực nợ xấu. Vì vậy, TS. Thành mong muốn sự cẩn trọng và khả năng quản lý rủi ro phải được nâng cao để đề phòng mọi diễn biến có thể xảy ra.

Đồng quan điểm, UBGSTCQG cũng lưu ý các cơ quan quản lý về việc điều hành chính sách tỷ giá trong thời gian tới, bởi bên cạnh kết quả từ FED còn là việc một số đồng tiền chủ chốt trong gió tính tỷ giá giảm giá mạnh so với USD, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ; lạm phát có chiều hướng tăng.

Có thể thấy, mọi việc vẫn đang nằm ngoài tầm dự báo của các chuyên gia nên phải đợi kết quả thực sự từ FED và diễn biến thị trường trong những ngày đầu sau công bố. Nhưng trong thời gian biến động vừa qua, NHNN đã liên tục phát đi thông cáo về việc NHNN sẽ theo dõi rất sát diễn biến của kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động thực hiện các biện pháp và công cụ điều hành phù hợp để ổn định thị trường. Hơn nữa, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp thị trường. Những “trấn an” này đã giúp thị trường trong nước lặng sóng hơn, nhưng liệu có phải vẫn đang “âm ỉ” chờ đợt sóng mới hay không là điều còn phải đợi.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读