【kq vdqg bi】Bài 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?

  发布时间:2025-01-27 05:39:20   作者:玩站小弟   我要评论
Bài 1: Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa? Bài 2: kq vdqg bi。
Bài 1: Giáo sư,àiPháttriểncôngnghiệpphụtrợbándẫnnênbắtđầutừđâkq vdqg bi Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa? Bài 2: “Làm bán dẫn” không thể thiếu công nghiệp phụ trợ

Hợp tác quốc tế và “lối đi riêng”

Phát triển công nghiệp phụ trợ, Việt Nam không nên làm một mình mà nên hợp tác chặt chẽ với các nước công nghiệp tiên tiến. Chuyển giao công nghệ và đầu tư từ các đối tác chiến lược trên thế giới là yếu tố then chốt, quyết định thành công xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn. Để làm được điều này, Việt Nam phải xây dựng cơ chế đặc biệt thu hút và chuyển giao công nghệ, chất xám. Đồng thời, phải có hệ thống R&D chuyên sâu, tích hợp sâu với đào tạo và sản xuất, có thể cho ra đời các phát minh công nghệ của riêng mình, mới có thể cạnh tranh và đi cùng với thế giới trong chuỗi cung ứng các sản phẩm bán dẫn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao văn bản ghi nhớ về hợp tác bán dẫn giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao văn bản ghi nhớ về hợp tác bán dẫn giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chúng ta cũng không nên đầu tư dàn trải. Nên tập trung cho một số công nghệ mũi nhọn, công nghệ lõi, công nghệ nền, với nhu cầu nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược, lâu dài, có ý nghĩa lớn lao, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Ngoài ra, cần xác định thị trường và các sản phẩm bán dẫn mà Việt Nam có thể tham gia. Trong đó, sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp bán dẫn phải được điều tiết bằng cơ chế chung của thị trường

Theo Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và công nghiệp phụ trợ là nhiệm vụ không hề đơn giản, dễ dàng, và nhất định phải có sự giúp đỡ từ quốc tế về công nghệ. Chúng ta không những phải làm chủ các công nghệ hiện đại nhất của thế giới mà còn phải cải tiến nó, tạo nên sự khác biệt về công nghệ, tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình. Chỉ như vậy, Việt Nam mới có thể đi cùng thế giới và đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu về bán dẫn.

Nếu thiếu chúng ta, chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu hoạt động không tốt, và ngược lại, có sự tham gia của chúng ta, sẽ hoạt động tốt hơn. Có nghĩa là, phải khẳng định được vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh bán dẫn, vốn đang ngày càng gay gắt, khốc liệt”, Giáo sư, Viện sỹ, Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh đồng thời khuyến nghị “Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng phải bám sát các phát minh công nghệ mới nhất. Cần lưu ý, vòng đời các công nghệ bán dẫn đang ngày càng ngắn lại. Nếu chúng ta muốn đứng trong chuỗi cung ứng bán dẫn của thế giới, thì từ phát minh công nghệ tới đào tạo nhân lực và sản xuất cũng phải đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng này”.

Thu hút đầu tư cho bán dẫn: "Thức ăn của đại bàng" phải khác của "chim ri"

Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, cần phải tách bạch giữa việc Chính phủ các cường quốc về công nghiệp bán dẫn ủng hộ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với việc các tập đoàn lớn về bán dẫn của thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Với sự ủng hộ của Chính phủ các nước công nghệ tiên tiến, Việt Nam có thể kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới. Ủng hộ về mặt chính trị luôn là yếu tố quan trọng và là nền tảng vững chắc, thuận lợi để các doanh nghiệp xem xét đầu tư tại Việt Nam.

Bài 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?
Việt Nam có thể kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới (Ảnh minh họa)

Nhưng quyết định cuối cùng, có đầu tư hay không, là ở các tập đoàn công nghệ. Với họ, tiêu chí quan trọng nhất là lợi nhuận. Vì vậy, nếu chúng ta đáp ứng đầy đủ các điều kiện, để họ có thể yên tâm triển khai các dự án bán dẫn, có lợi nhuận lâu dài, thì họ sẽ đầu tư tại Việt Nam và ngược lại.

Các điều kiện này không chỉ là nguồn nhân lực, mà còn cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý, chính sách thuế, đất đai và các ưu đãi khác, các ngành công nghiệp phụ trợ, khả năng đồng hành, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, cũng như sự ổn định về an ninh chính trị và môi trường phát triển.

Chúng ta phải sẵn sàng đầu tư lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không, cung cấp đầy đủ điện, nước… Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách phải thật sự thông thoáng, không được gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện này, mới mong doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới tới hợp tác đầu tư và cùng Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn.

Bài 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?
Sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (Ảnh minh họa)

Ông nhấn mạnh, cần phải tạo được cơ chế thực sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư “Thức ăn của đại bàng khác với thức ăn cho chim ri”. Chúng ta phải có cách tiếp cận đặc biệt, có cơ chế đặc biệt cho các nhà đầu tư vào công nghiệp bán dẫn. Cách tiếp cận đặc biệt ở đây không chỉ là ưu tiên đặc biệt, mà còn phải có cái mà người khác không có. Trong rừng cây có nhiều cây, nhưng đại bàng sẽ chọn cây cao, chắc, to khỏe, chịu được gió bão để làm tổ lâu dài.

Để xây dựng thành công công nghiệp bán dẫn và mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, phải nói thẳng, nói thật và nhất là phải làm thật. Thêm nữa, với nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn, quan trọng là chất lượng chứ không phải số lượng. Và phải có những con chim đầu đàn, những tổng công trình sư đủ “tài - đức” có thể dẫn dắt tập thể các nhà khoa học, thực thi các nhiệm vụ khó khăn và đặc biệt.

Chúng ta cũng phải xác định rõ có thể làm được gì trong ngành bán dẫn, khi mà ngành này tập trung hàng chục ngành khoa học, hàng trăm sản phẩm công nghệ, với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của nhiều nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới… Ngay cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cũng không thể chiếm lĩnh hết được các công nghệ và sản phẩm bán dẫn, mà có sự phân chia “lao động” theo từng phân khúc, cả công nghệ và sản phẩm.

Đây thực sự vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho sự phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam.

相关文章

最新评论