您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lich thi dâu bong da】Nghề sửa đồng hồ, đã qua thời hoàng kim… 正文

【lich thi dâu bong da】Nghề sửa đồng hồ, đã qua thời hoàng kim…

时间:2025-01-10 20:23:51 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Với đặc thù công việc, nghề sửa đồng hồ được nhiều người gọi là “bá lich thi dâu bong da

Với đặc thù công việc,ềsửađồnghồđquathờlich thi dâu bong da nghề sửa đồng hồ được nhiều người gọi là “bác sĩ” của những “cỗ máy thời gian”, nhưng hiện giờ, nghề này ngày càng ít người làm !

Nhờ tính cẩn thận, tỉ mỉ và sự uy tín, anh Thiện sống được với nghề sửa đồng hồ.

Nằm gần góc đường Trần Hưng Đạo, phường I, thành phố Vị Thanh, tiệm sửa đồng hồ của anh Lê Minh Thiện nằm nép bên những cửa hàng buôn bán tấp nập. Gọi là tiệm cho sang, thật ra đó chỉ là chiếc tủ nhỏ, 1 chiếc ghế đôn, với đủ thứ dụng cụ hành nghề. Suốt 16 năm qua, bất kể trời nắng hay mưa, mỗi ngày anh Thiện vẫn ngồi phía sau chiếc tủ đồ nghề, nép mình mưu sinh ở góc đường quen thuộc, để sửa đồng hồ cho những ai có nhu cầu.

Chiếc tủ đồ nghề của anh Thiện có chiều ngang chưa đầy 1m2, bên trong là bộ đồ nghề gồm tua-vít, kìm, nhíp và tất cả đều… nhỏ xíu. Bởi vậy, chiếc kính lúp là vật bất ly thân với những người làm nghề sửa đồng hồ. Trong chiếc tủ đó còn có đủ phụ tùng, dụng cụ để phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Đang cẩn thận gắp từng con ốc, cái kim để sửa những chiếc đồng hồ, anh Thiện vui vẻ nói về nghề của mình: “Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao lắm, bởi đa số linh kiện đều nhỏ nhắn. Người thợ cũng cần có khả năng quan sát tinh tường để “bắt bệnh” cho “cỗ máy thời gian”. Làm nghề này, nếu ai nóng vội và không thật sự yêu nghề, sẽ không làm lâu dài được, hơi mệt lắm”.

Cái nghề này đến với anh Thiện như một sự tình cờ. Vậy mà anh đã gắn bó với nó như cái duyên. Ban đầu, anh sống bằng nghề buôn bán trái cây, sau đó, được cha vợ truyền nghề, thế là từ đó, anh gắn bó với nghề sửa đồng hồ cho đến nay. “Thời gian mới làm nghề, tôi cũng bị mỏi mắt lắm, bởi hàng ngày phải tiếp xúc với các chi tiết của bộ máy tí hon tinh xảo gồm hàng trăm bộ phận, nhưng làm riết rồi quen, bây giờ ngày nào không ra tiệm thì thấy buồn buồn, trống vắng”.

Nhờ tính cẩn thận, sự uy tín của người thợ, nên anh Thiện luôn có lượng “mối” nhất định và nhiều khách vãng lai. “Nghề sửa đồng hồ này cũng thất thường lắm, có khi ngồi cả mấy giờ đồng hồ cũng chẳng có ai đến sửa, nhưng cũng có lúc khách đến làm không xuể tay. Nhờ mình làm chất lượng nên khách hàng biết. Trung bình mỗi ngày tôi kiếm được gần 200.000 đồng, ngày nào đắt thì được khoảng 300.000-400.000 đồng”, anh Thiện nhẩm tính.

Nghề sửa đồng hồ không khó, nhưng để sống được với nghề, đòi hỏi người thợ phải có tính kiên nhẫn và biết giữ chữ tín. Ông Nguyễn Thanh Giang, một thợ sửa đồng hồ ở phường I, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Mỗi lần sửa một hiệu đồng hồ cho khách là tôi tích lũy thêm kinh nghiệm, cộng thêm nghề dạy nghề, nên tay nghề mới giỏi lên. Nhìn cái đồng hồ, nhiều người nghĩ chắc cái nào cũng giống nhau thôi, nhưng không phải vậy, mỗi hiệu bình dân đã có sự khác biệt và từ bình dân đến đồng hồ cao cấp là một cái mới nữa, không giống nhau đâu. Gần 20 năm trong nghề, với hàng ngàn chiếc đồng hồ qua tay, nên hầu như các dòng đồng hồ hiện nay tôi đều sửa được. Ngày nào may mắn, được hơn 10 khách, còn nhiều hôm chỉ vài ba khách, có ngày không có ai hết chơn”.

Cầm chiếc đồng hồ khách vừa mang tới sửa, ông Giang cho hay: “Giờ đây, khách thường mang đồng hồ đến thay pin, thay dây đeo hay bảo dưỡng máy... Bây giờ, đồng hồ đa dạng và rẻ lắm, có người đeo hư bỏ luôn, chẳng cần mang đến đây để sửa. Tuy nhiên, lâu lâu cũng có khách mang đồng hồ “bệnh nặng” đến sửa. Với những chiếc đồng hồ ấy, đòi hỏi người thợ phải tốn thời gian từ vài giờ, thậm chí vài ngày để sửa. Nhìn những vị khách vui vẻ nhận lại chiếc đồng hồ của mình, tôi thấy vui lắm. Với những người thợ như chúng tôi, đó là động lực để mọi người tiếp tục gắn bó với nghề”.

Theo ông Giang, nhiều năm trước, nghề sửa đồng hồ ăn nên làm ra, chỉ cần chịu khó chút cuộc sống sẽ dư dả. Còn hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ với kiểu dáng đẹp, giá cả chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn, vì thế, khi đồng hồ hư người ta sẵn sàng bỏ, vì tiền sửa có khi còn nhiều hơn trị giá của đồng hồ. Mà thời buổi hiện đại, hầu như ai cũng có điện thoại di động, với đầy đủ chức năng xem ngày giờ, chiếc đồng hồ cũng không được ưa chuộng như ngày trước. Chính vì vậy, nghề sửa đồng hồ cũng dần mai một, ít người làm. Trải qua bao thăng trầm với nghề sửa đồng hồ, ông Giang đúc kết: “Cái quan trọng của nghề này là tay nghề, thâm niên và uy tín của người thợ”.

Dù nghề sửa đồng hồ đã qua rồi thời hoàng kim, nhưng vẫn còn đó những người thợ vẫn hàng ngày cặm cụi tìm lại sức sống cho những “cỗ máy thời gian”. Theo những người còn bám trụ với nghề sửa đồng hồ, phải có lòng đam mê thì mới sống với nó lâu bền. Khi đã gắn bó với nghề này rồi, sẽ khó lòng mà bỏ được, nên dù không được hưng thịnh như xưa, nhưng không ít thợ sửa đồng hồ vẫn không nỡ từ bỏ nó…  

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU