| Tiếp tục xu hướng tăng,ánhnặngnợxấungânhàngngàycàngquotphìdự đoán kết quả tỷ số thêm áp lực xử lý nợ xấu ngân hàng | | Nợ xấu đã tăng mạnh, nhưng bộ đệm dự phòng lại "mỏng" đi | | Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng |
| Diễn biến tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 toàn ngành (gồm 25 ngân hàng niêm yết). Nguồn: VNDirect |
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã tăng lên mức 2,9% vào cuối quý 1/2023 so với mức 2% vào cuối năm 2022. Đa số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng và tỷ lệ dự phóng rủi ro giảm so với quý trước. Kết quả từ báo cáo tài chính quý 1/2023 của 27 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, nhiều ngân hàng tăng mạnh về nợ xấu lên tới 50-70%. Trong đó, một ngân hàng đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu khi lên tới gần 23% tổng dư nợ tính đến cuối tháng 3/2023, tăng so với mức gần 18% vào cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này tăng do tổng khối lượng nợ xấu tính đến quý 1/2023 tăng hơn 28% so với cuối năm 2022, trong khi tổng dư nợ cho vay lại giảm nhẹ. TPBank là ngân hàng có khối lượng nợ xấu tăng mạnh nhất khi tổng nợ xấu tăng mạnh 84% từ 1.357 tỷ đồng lên gần 2.500 tỷ đồng vào quý 1/2023, trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 3 con số từ 385 tỷ đồng hồi cuối năm 2022 lên gần 1.200 tỷ đồng vào cuối quý 1/2023, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng mạnh 64%, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chỉ tăng 6%. Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của TPBank hiện ở mức 1,45%, tăng so với mức 0,84% hồi cuối năm trước. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank đã giải thích, cơ cấu nợ trong hệ thống của TPBank không có nhiều biến động nhưng theo quy định về thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) thì khi khách hàng có nợ xấu tại ngân hàng khác, TPBank cũng phải phân loại nợ của khách hàng đó lên nhóm nợ cao hơn, dù khoản vay tại TPBank vẫn đang được trả đầy đủ. Tuy nhiên, TPBank đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cũng như có kế hoạch cụ thể để tăng cường công tác thu hồi nợ. Tương tự, nhiều ngân hàng cũng có nợ xấu tăng mạnh. Một trong 4 “ông lớn” ngân hàng là BIDV cũng ghi nhận nợ xấu nội bảng tăng hơn 40% lên 24.730 tỷ đồng. Trong đó nợ nhóm 3 tăng 127%; nợ nhóm 4 tăng 59% và nợ nhóm 5 tăng 13%.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 1,19% lên 1,59%. Trong khi đó, nợ xấu Vietcombank tính đến thời điểm ngày 31/3/2023 cũng tăng mạnh hơn 27% so với hồi cối năm 2022, lên 9.942 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% hồi đầu năm lên 0,85%. Ngoài ra, nợ xấu tăng còn có thể kể đến MB với số dư nợ xấu tăng 68% so với năm 2022 lên tới 8.452 tỷ đồng, với nợ nhóm 3 và nhóm 4 tăng mạnh đưa tỷ lệ nợ xấu tăng lên gần 1,76% so với mức 1,09% của cuối năm trước. Tuy vậy, MB vẫn giảm 13% trích lập dự phòng rủi ro, giúp ngân hàng duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 10,2% trong 3 tháng đầu năm. OCB cũng ghi nhận nợ xấu tăng 51% so với đầu năm, lên hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 3 tăng 54%; nợ nhóm 4 tăng 55% và nợ nhóm 5 tăng 49%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 2,2% lên 3,3%. Eximbank cũng có tổng nợ xấu tăng 30% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,8% cuối năm ngoái lên mức 2,3% cuối tháng 3/2023. ABBank cũng ghi nhận chất lượng nợ vay đi xuống khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ mức 2,88% đầu năm tăng lên 4,03%, khối lượng nợ xấu tăng 35%... Trong số 27 ngân hàng được khảo sát, có 1 ngân hàng là SeABank ghi nhận tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở mức 1,6%; 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm là LPBank, KienlongBank, PGBank, VietABank, Techcombank. 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp dưới 1% là ACB (0,98%), Vietcombank (0,85%), BacABank (0,57%), dù tỷ lệ này có tăng nhẹ so với hồi cuối năm 2022. | Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số ngân hàng tăng lên. Biểu đồ: H.Dịu |
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, khó khăn từ thị trường bất động sản vẫn là một thử thách lớn cho triển vọng ngành ngân hàng khi lĩnh vực này chiếm đến 21% tín dụng hệ thống vào cuối 2022. Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, NHNN cho biết, nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 3%, nhưng một số khoản nợ chưa phải là nợ xấu nhưng có nguy cơ chuyển nhóm nợ như các khoản được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ hay các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái. Do đó, NHNN cho rằng cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai. Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ. Về phía các ngân hàng, nhiều giải pháp cũng đã được đưa ra, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank kỳ vọng, với các giải pháp hỗ trợ khách hàng mà ngân hàng đang thực hiện, nợ xấu sẽ giảm đáng kể vào nửa cuối năm. Mục tiêu của VPBank là nợ xấu cả năm nay ở mức 2,2%. Còn theo các chuyên gia VNDirect, những ngân hàng có bộ đệm dự phòng tốt và danh mục cho vay không tập trung vào bất động sản như Vietcombank, ACB… sẽ hạn chế được rủi ro. Áp lực trích lập dự phòng cũng như rủi ro nợ xấu của các ngân hàng, cụ thể như Techcombank, MB, VPBank… được giảm bớt trong thời gian tới, khi dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản có thể cải thiện phần nào nhờ các chính sách hỗ trợ được ban hành và một số các dự án được tháo gỡ pháp lý. |