当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【soi kèo benfica vs】Doanh nghiệp Việt khẳng định vị trí làm chủ sân nhà

doanh nghiep viet khang dinh vi tri lam chu san nha
Bà Đinh Thị Mỹ Loan,ệpViệtkhẳngđịnhvịtrílàmchủsânnhàsoi kèo benfica vs Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam

Có nhiều ý kiến cho rằng, các DN bán lẻ Việt Nam đang bị đuối sức trong cuộc cạnh tranh với những người khổng lồ bán lẻ của thế giới ngay trên chính sân nhà. Bà nghĩ thế nào về vấn đề này?

Chúng ta không thể đi ngược lại tiến trình mở cửa của thị trường phân phối bán lẻ cũng như tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, Hiêp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng rất vui mừng thấy rằng các DN Việt đã nỗ lực hết sức để đứng vững trên thị trường. Cho đến giờ phút này, với sự phát triển của nhiều thương hiệu bán lẻ Việt như Saigon Co.op, Vincomer. Có thể thấy rằng, các DN bán lẻ Việt Nam cũng rất mạnh mẽ sáng tạo để chiếm lòng tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường không cho phép chúng ra thỏa mãn với những gì đã có mà phải luôn tiến về phía trước vì trong thế giới năng động, đổi mới các nhà bán lẻ cũng phải năng động và thay đổi kịp với thay đổi của thị trường.

Các DN nội cũng có các thế mạnh riêng của các DN nhỏ; đặc biệt, có lợi thế rất lớn là sự tin cậy của người tiêu dùng và sự am hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam… Vấn đề là DN phải lựa chọn hợp tác với ai để có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trong cuộc chiến tại sân nhà, các DN không hề đơn độc, do vậy cần phải có sự liên kết, kết nối giữa các DN trong ngành, giữa các DN với các hiệp hội, ngành hàng để trao đổi, thông tin, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Vậy theo bà, xu hướng của thị trường bán lẻ hiện nay như thế nào?

Thị trường bán lẻ đang phát triển rất năng động và đa dạng xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Diện mạo của người tiêu dùng hiện nay rất khác và thay đổi liên tục theo xu hướng hội nhập và hiện đại với nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng. Hiện thị trường bán lẻ đang có sự phát triển rất mạnh mẽ của các phân khúc bán lẻ hiện đại, vì đó là động lực phát triển của thị trường và phân khúc bán lẻ hiện đại của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp so với thế giới và khu vực, mới chưa được 30%. Đặc biệt, mua sắm bây giờ không chỉ đơn thuần là mua sắm mà còn phải kèm theo trải nghiệm của người tiêu dùng những trải nghiệm về công nghệ, xã hôi, tính năng và dịch vụ mới của ngành bán lẻ. Nói tóm lại, ngành bán lẻ sẽ phải tập trung vào hai vấn đề công nghệ và sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các thành tựu về khoa học, công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật số và công nghệ di động thông tin đang tác động mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ khiến cho thị trường bán lẻ ngày càng đa dạng, phong phú. Công nghệ đang mở rộng hoạt động và phạm vi của thị trường bán lẻ từ các nhu cầu mua sắm thông thường của các cá nhân và gia đình ra các nhóm khách hàng, kết hợp mua sắm với chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính, ngân hàng. Đặc biệt là công nghệ di động thông minh còn giúp người tiêu dùng tự tìm hiểu, chọn lựa nhà bán lẻ, các phân khúc giá cả, dịch vụ hậu mãi. Xu hướng bán lẻ sẽ mở rộng ra với việc kết nối bảo vệ môi trường. Điển hình như việc nói không với túi ni lông và tiết kiệm các nguồn năng lượng khác…

doanh nghiep viet khang dinh vi tri lam chu san nhaDoanh nghiệp Việt trong cuộc đua công nghệ để giữ sân nhà
doanh nghiep viet khang dinh vi tri lam chu san nhaHội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên: Cơ hội “vàng” của doanh nghiệp Việt Nam
doanh nghiep viet khang dinh vi tri lam chu san nhaHợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản: Biến niềm tin thành hiệu quả kinh doanh
doanh nghiep viet khang dinh vi tri lam chu san nhaDoanh nghiệp Việt gia tăng đầu tư bảo mật

Công nghệ thông tin cũng giúp kết nối chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng đảm bảo các nhà bán lẻ luôn luôn có nguồn hàng tốt nhất, phù hợp nhất với nhiều phân khúc khách hàng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm… Với những xu hướng mới này thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ phải chuyển mình để đáp ứng.

Mô hình nào đang là triển vọng của thị trường bán lẻ, thưa bà?

Mô hình kinh doanh theo chuỗi đang được đánh giá là nhiều triển vọng. Mô hình này tại Việt Nam tăng trưởng rất mạnh trong 10 năm gần đây, đặc biệt là vài năm gần đây. Trở thành xu thế để nhận biết thương hiệu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, gia tăng doanh số và lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cho DN. Theo ước tính của một số chuyên gia trong và ngoài nước thì mô hình kinh doanh theo chuỗi tại Việt Nam tăng trưởng từ 20-30% trong vài năm gần đây do Việt Nam có xuất phát điểm thấp và có nhiều điều kiện thuận lợi để kinh doanh theo chuỗi. Đặc biệt tỉ lệ bán lẻ hiện đại trong thị trường bán lẻ Việt Nam còn ở mức thấp chưa đạt mức 30% trong tổng thị trường. Không gian cho kinh doanh theo chuỗi còn rất nhiều, rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thực tế cho thấy mô hình kinh doanh theo chuỗi đang có sự lực cạnh tranh rất lớn, theo bà, liệu các chuỗi bán lẻ của Việt Nam có đủ sức đứng vững trên thị trường?

Bán lẻ theo chuỗi là mơ ước của tất cả các nhà bán lẻ kể cả các nhà bán lẻ chuyên nghiệp cho đến các starup. Tuy nhiên, đây là cuộc chơi đầy cạnh tranh. Áp lực cạnh tranh của mô hình kinh doanh theo chuỗi là khá cao với quy mô lớn. Các chuỗi không chỉ cạnh tranh về thị phần mà còn về mạng lới phân phối chất lượng phục vụ, quản trị doanh nghiệp, canh tranh về giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, phát triển chuỗi với Việt Nam không phải là bản sao chép đơn thuần của các chuỗi trên thế giới. Theo ghi nhận của Hiệp hội bán lẻ, các DN kinh doanh theo chuỗi ở Việt Nam rất sáng tạo, chú ý nhiều đến các điểm khác biệt, đặc thù theo thị hiếu của người tiêu dùng Việt, phong cách, và văn hóa bán lẻ của Việt Nam.

Xin cảm ơn bà!

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long:
Việt Nam hiện có khoảng 800 trung tâm thương mại, 9.000 chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh. Các DN bán lẻ nước ngoài tuy thị phần ít nhưng doanh thu lớn nên nhiều ý kiến cho rằng DN ngoại đang lấn áp, áp đảo các DN bán lẻ nội địa. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng 4.0, cá lớn có khi không “nuốt” được cá bé mà cá bé lại “rỉa” cá lớn. Trong điều kiện hiện nay, cách mạng 4.0 làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của xã hội nên các nhà hoạch định chính sách, tạo ra cơ chế chính sách cho thị trường phát triển. Đối với các DN, hiện nay người tiêu dùng có nhu cầu rất cao, nhà kinh doanh bán lẻ phải làm sao đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là về chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm. Để làm được điều đó, các nhà bán lẻ phải nắm rõ được thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng, về mặt này các DN nội địa có lợi thế. Các DN phải khai thác được lợi thế này nắm bắt kịp xu hướng của thị trường, chinh phục người tiêu dùng.

Bà Rebecca Pearson, Phó giám đốc công ty CBRE châu Á:
Thị trường bán lẻ đang có nhiều thay đổi về hành vi, xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Điều này diễn ra nhanh đến mức khó có ai có thể chắc chắn được thị trường sẽ đi theo xu hướng nào trong vài năm tới. Những thách thức này bắt buộc các nhà bán lẻ cần phải liên tục đưa ứng dụng công nghệ, sáng tạo để bắt kịp cũng như đáp ứng nhu cầu người dùng. Khoảng cách giữa kênh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống càng ngày thu hẹp và bổ trợ cho nhau một cách rõ nét. Điều này đòi hỏi các trải nghiệm của người dùng tại điểm bán cần được đầu tư, đảm bảo cho người dùng cảm giác thuận tiện hơn là một cửa hàng mua sắm.

分享到: