Tăng trưởng tín dụng cuối năm dự báo sẽ nhanh hơn 6 tháng đầu năm
Nối tiếp đà giảm lãi suất huy động từ tháng 6,ăngtrưởngtíndụngcuốinămdựbáosẽnhanhhơnthángđầunătỷ lệ cá cược bóng đá kèo nhà cái bước sang tháng 7, nhiều ngân hàng đã rục rịch giảm lãi suất tiết kiệm kéo mặt bằng lãi suất huy động xuống một mức thấp mới.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu
Khảo sát nhanh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên các website của các ngân hàng trong nước vào 3/7/2023 cho thấy, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm so với hồi tháng 6 vừa qua.
Cả 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) đều điều chỉnh giảm 0,5% so với đầu tháng 6/2023. Lãi suất huy động cao nhất tại các ngân hàng này niêm yết ở mức 6,3%, đồng loạt áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Còn lại, tại các kỳ hạn 1-5 tháng thì từ 3,4% - 4,3%.
Với lãi suất gửi ngắn hạn tại Vietinbank, hiện mức lãi suất thấp hơn là từ 3,1% - 3,8%.
Ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần, việc điều chỉnh giảm lãi suất diễn ra với biên độ rộng hơn, từ 0,1 – 1,4%/ năm tuỳ ngân hàng được khảo sát. Cụ thể, Techcombank đồng loạt điều chỉnh giảm 0,2% ở tất cả các kỳ hạn được khảo sát. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất tại Techcombank đang là 6,8%, áp dụng cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Gửi tiết kiệm mở mới online tại Techcombank có lãi suất 6,9%/năm cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ; và lên đến 7% cho khoản tiền gửi trên 3 tỷ.
Tại MB có mức điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,1 – 0,4%/tuỳ kỳ hạn, trong đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng giảm 0,1% xuống còn 6,4%; ở kỳ hạn 24 tháng giảm 0,4% còn 6,8%.TPBank cũng vừa điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm.
Theo hình thức gửi online, ngân hàng này điều chỉnh giảm 0,3 điểm % lãi suất các kỳ hạn 6-36 tháng, từ mức 7%/năm xuống còn 6,7%/năm. Các kỳ hạn 1-3 tháng được giữ nguyên lãi suất ở 4,55-4,75%/năm. Nếu khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất sẽ thấp hơn gửi online 0,1-0,9 điểm % tùy kỳ hạn.
SHB đang có mức giảm mạnh nhất trong các ngân hàng từ 0,9 – 1,4%/tuỳ kỳ hạn. Cụ thể, Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6, 9 tháng đều giảm 0,9%, lần lượt niêm yết tại 5,8%/năm và 6,0%/năm, ghi nhận với kỳ hạn 6 tháng đây là ngân hàng đang có mức lãi suất thấp nhất. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng giảm 1,3% so với tháng trước xuống còn 6,1%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm 1,4% xuống còn 6,2%/năm.Về SCB, kỳ hạn 1 tháng đến 5 tháng được điều chỉnh giảm 0,25 điểm %, xuống mức 4,75%/năm. Đồng thời, các khoản tiết kiệm kỳ hạn 6 - 24 tháng đang được ngân hàng SCB ấn định lãi suất cùng mức là 6,8%/năm. Còn tại kỳ hạn phổ biến 12 tháng, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất tương ứng là 6,9%/năm, thấp hơn tháng trước 0,9 điểm %.
Hồi đầu năm 2023, ngoại trừ nhóm Big4, tất cả ngân hàng tư nhân đều niêm yết mức lãi suất trên 9% cho kỳ hạn 12 tháng; thậm chí một vài ngân hàng còn áp dụng mức trên dưới 10% cho kỳ hạn này. Nếu so với thời điểm này thì lãi suất huy động 12 tháng niêm yết tại các ngân hàng đã giảm tuyệt đối khoảng 1,5 – 3 điểm %.
Dù quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN chỉ áp dụng đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng, nhưng có thể thấy các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, đặc biệt là các kỳ hạn dài đã cùng chịu tác động chung như thế nào.
Thậm chí, mức giảm sâu hơn của các kỳ hạn dài này cho thấy nhiều ngân hàng đang tin rằng xu hướng lãi suất sẽ còn tiếp tục đi xuống trong thời gian tới.
Còn theo cập nhật của NHNN, sau bốn lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành với mức giảm tổng cộng 0,5-2 điểm phần trăm/năm, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các NHTM ở mức 5,7%/năm, giảm khoảng 0,7 điểm phần trăm/năm so với năm 2022, trong khi lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các NHTM ở mức 8,9%/năm, giảm khoảng 1 điểm phần trăm so với cuối năm 2022.
Theo đại diện của NHNN, với tác động của độ trễ chính sách, dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Tăng trưởng tín dụng cuối năm dự báo sẽ nhanh hơn
Từ đầu năm đến giữa tháng 6/2023, tăng trưởng tín dụng chậm chạp khi chỉ mới tăng 3,36%, cao hơn cùng thời điểm năm 2020 – thời điểm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Cùng với đó, lạm phát hạ nhiệt và thanh khoản hệ thống dồi dào nhờ NHNN liên tục bơm tiền đồng qua kênh mua ngoại tệ, đã trở thành những động lực quan trọng kéo lãi suất tiền gửi giảm liên tục trong những tháng qua.
Với lãi suất cho vay đang dần về lại vùng phù hợp, cộng thêm nhiều giải pháp hỗ trợ của nhà điều hành trong thời gian qua như cho phép tái cơ cấu nợ các khách hàng gặp khó khăn, đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng ưu đãi. Điều này sẽ giúp đơn hàng từ thị trường quốc tế phục hồi dần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tăng nhu cầu vốn lưu động. Với những tác động đó, tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm dự báo sẽ nhanh hơn giai đoạn đầu năm.
Theo đó, nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng cũng sẽ cao hơn để đảm bảo cho việc tăng tốc hoạt động kinh doanh khi càng về gần cuối năm. Tuy nhiên, với lãi suất đã giảm khá nhanh trong thời gian gần đây, khiến kênh tiền gửi ngân hàng đang dần mất đi sức hấp dẫn, dòng vốn có khả năng đang tìm kiếm những kênh sinh lợi tốt hơn có thể sẽ càng gây sức ép lên hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong giai đoạn tới.
Đáng lưu ý là bên cạnh một số ngân hàng gặp khó trong tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay, vẫn có một số ít ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng dư nợ mạnh mẽ ngay từ đầu năm đến nay.
Chính vì vậy, dù chứng kiến xu hướng lãi suất đang đi xuống, vẫn có những ngân hàng đang ra sức tăng cường ở mặt trận huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn kinh doanh ổn định, chuẩn bị cho giai đoạn tới. Ngoài việc áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất khi gửi trực tuyến hoặc gửi tại quầy nếu đáp ứng mức gửi tối thiểu đối với các kỳ hạn trên 6 tháng, một trong những giải pháp được không ít ngân hàng lựa chọn là tăng cường phát hành trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn dài. Giải pháp này cũng còn nhằm tái tài trợ cho các khoản trái phiếu đến hạn hoặc để mua lại trái phiếu trước hạn nhằm tái cơ cấu kỳ hạn sang dài hơn.