Nhận Định Bóng Đá

【bd bxh mexico】Rà soát kĩ lưỡng tiêu chí, nguyên tắc xoá nợ thuế

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Nghị quyết xoá nợ thuế sẽ được trình Quốc hội vào kì họp tháng 10/2019Tiền nợ thuế có khả năng thu h bd bxh mexico

ra soat ki luong tieu chi nguyen tac xoa no thueNghị quyết xoá nợ thuế sẽ được trình Quốc hội vào kì họp tháng 10/2019
ra soat ki luong tieu chi nguyen tac xoa no thueTiền nợ thuế có khả năng thu hồi chiểm 53,3% tổng số tiền thuế nợ
ra soat ki luong tieu chi nguyen tac xoa no thueXoá nợ thuế: Xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát chặt chẽ
ra soat ki luong tieu chi nguyen tac xoa no thueGóp ý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về xoá nợ thuế
ra soat ki luong tieu chi nguyen tac xoa no thueỦy ban Tài chính-Ngân sách: Cần quy định trách nhiệm công vụ với người có thẩm quyền xóa nợ thuế
ra soat ki luong tieu chi nguyen tac xoa no thue
Trong thời gian dài không thực hiện xoá những khoản nợ thuế không có khả năng thu nên nó đã trở thành khoản nợ lớn. Ảnh: T.Linh.

Dự thảo Nghị quyết xoá nợ thuế không có khả năng thu của Bộ Tài chính đã được công bố lấy ý kiến rộng rãi. Theo Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, trong những năm qua, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Quản lý thuế và các đạo Luật khác về thuế dẫn đến việc thay đổi các chính sách thuế, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định nào để giải quyết các vấn đề về nợ thuế tồn đọng trong thời gian dài.

Ông Vũ Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho biết, hàng năm, bên cạnh việc có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh cũng có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân mất khả năng thanh toán, hoặc ngừng kinh doanh nhưng chưa làm thủ tục giải thể, phá sản hoặc có nhiều trường hợp do chủ doanh nghiệp tư nhân do bị coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự nhưng không được xóa nợ do không đảm bảo các điều kiện được quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành.

Đồng thời, do các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, việc phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý, cấp phép đăng ký kinh doanh chưa thực sự hiệu quả dẫn đến việc có rất nhiều doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, sau đó lại đăng ký thành lập doanh nghiệp mới cũng là nguyên nhân gây nợ đọng thuế lớn.

Vì vậy, nợ thuế từ các tổ chức, cá nhân không còn kinh doanh chưa được giải quyết kéo dài qua các năm khiến tỷ lệ nợ thuế không có khả năng thu ngày càng tăng và đã chiếm gần 44,9% trên tổng số tiền thuế nợ tính đến cuối năm 2017. Do đó, ông Vũ Đức Hải cho rằng, việc ban hành Nghị quyết xử lý nợ thuế là cần thiết nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, quan điểm của Quốc hội và Chính phủ đối với Luật Quản lý thuế nói chung và pháp luật về quản lý nợ thuế nói riêng.

Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Tài chính-Ngân sách cũng cho rằng, đây là Nghị quyết đặc thù, nhạy cảm với các chính sách được ban hành chưa được quy định trong Luật Quản lý thuế hiện hành, có phạm vi rộng, tác động khá lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước, do vậy, hơn hết là phải đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng, tâm lý của người nộp thuế và tính nghiêm minh của pháp luật về thuế.

Do đó, ông Vũ Đức Hải đề nghị cần rà soát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thận trọng nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết như: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tiêu chí, nguyên tắc xử lý nợ thuế; thời gian xóa nợ tiền chậm nộp hoặc tiền phạt chậm nộp quy định tại Điều 2 của dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó cũng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, việc xóa nợ thuế hầu hết các nước trên thế giới đều làm. Hàng năm, các nước đều có số lượng thuế nhất định chưa thu được, có khoản sau 1-5 năm có thể thu hồi được nhưng có khoản được xác định là không thể thu hồi.

“Với các nước phát triển, họ có cơ chế mang tính pháp lý cho phép cơ quan quản lý Nhà nước được xóa nợ thuế. Tất nhiên đó không phải là cơ quan Thuế mà là các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài Bộ Tài chính, cơ quan Thuế còn có thành phần khác như các hiệp hội kinh doanh ngành nghề, các bộ liên quan. Cơ quan này sẽ xác định chủ thể nợ thuế không thể thu được thuế do điều kiện bất khả kháng như chết, phá sản, giải thể hay không”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lí giải.

Theo ông Thịnh, rõ ràng, nhiều khoản nợ thuế không thể thu được. Đặc biệt, Việt Nam và một số nước có khoản gọi là phạt chậm nộp tính theo ngày. Vì thế, ngoài khoản nợ thuế, phạt chậm nộp cứ thế sẽ đội lên nhiều. Doanh nghiệp không kinh doanh được, phá sản rồi nhưng nợ thuế vẫn còn nên về nguyên tắc vẫn phải tính chậm nộp vì khoản đó chưa được khoanh, xóa. Khoản này rất lớn và không giải quyết được vấn đề gì về chủ thể không xác định được hoặc không có khả năng trả nợ.

“Chúng ta trong thời gian dài không thực hiện xoá những khoản nợ thuế không có khả năng thu nên nó đã trở thành khoản nợ lớn, năm ngoái là 26.500 tỷ đồng, hiện thì là 27.700 tỷ đồng. Vài chục nghìn tỷ đồng này phải xin xóa đi”, ông Đinh Trọng Thịnh khẳng định.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, việc xóa nợ sẽ làm môi trường kinh doanh tốt lên, giúp nhà đầu tư hết trách nhiệm với doanh nghiệp phá sản từ đó có đường hướng phục hồi để tái khởi nghiệp. Đó là điều cần thiết.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap