【kết quả trận bóng】Thanh tra giá sữa: Cơ quan quản lý không nói suông

Nestle Việt Nam đã tăng giá khi chưa có sự chấp thuận

Tính đến thời điểm hiện tại,ásữaCơquanquảnlýkhôngnóisuôkết quả trận bóng Công ty Friesland Campina - nhà sản xuất của các nhãn sữa Cô gái Hà Lan, Friso…, vẫn chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá bán 16 sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi như dự kiến từ ngày 25/2 vừa qua, mặc dù đã thực hiện giải trình bổ sung với cơ quan quản lý.

Trước đó theo giải trình của doanh nghiệp (DN), việc điều chỉnh tăng giá bán là do tăng chi phí sản xuất từ 3,78% đến 24,78%. Trong đó, chi phí mua nguyên vật liệu (các loại sữa bột) tăng từ 5% đến 48% và được dự báo sẽ có khả năng tăng nữa, chi phí cho lao động trực tiếp và gián tiếp của DN này tăng trung bình 15%.

Tuy nhiên cơ quan quản lý chưa chấp thuận các lý do này, do DN chưa giải trình cụ thể cho việc chi phí lao động trực tiếp và gián tiếp tăng 15% vào thời điểm nào và yêu cầu phải giải trình thêm.

Chấp thuận đúng yêu cầu của cơ quan quản lý, trực tiếp là Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính là trong thời gian giải trình bổ sung, công ty thực hiện bán theo mức giá trước khi kê khai, Friesland Campina vẫn chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá.

gia sua
Nghị định 109 cho phép xử lý các DN có hành vi tự ý nâng giá bán trong thời gian phải giải trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh minh họa

Như vậy thực tế đến thời điểm này, ngoài Mead Johnson đã thực hiện điều chỉnh tăng giá bán từ 12/12/2013 sau khi đã giải trình rõ các yếu tố biến động giá đầu vào, từ đầu năm 2014 đến nay mới có Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) kê khai điều chỉnh tăng giá từ 10/2 và được cơ quan nhận hồ sơ đăng ký giá là Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh chấp thuận.

Riêng Công ty TNHH Nestle Việt Nam, mặc dù ngày 12/2/2014 cơ quan quản lý giá mới nhận được công văn giải trình của DN, nhưng Nestle đã bán với giá mới từ trước đó 12 ngày, tức là từ ngày 31/1/2014, bất chấp đề nghị của cơ quan quản lý là: Trong thời gian DN chưa giải trình, bổ sung đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu của Cục Quản lý giá thì đề nghị DN thực hiện bán theo mức giá trước khi kê khai.

Còn Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (nhà phân phối các sản phẩm sữa Abbott) cũng đã gửi hồ sơ kê khai giá với hơn 20 sản phẩm có mức tăng 5-7% nhưng thực hiện từ ngày 15/3. Hiện Cục Quản lý giá đang đề nghị DN giải trình kê khai điều chỉnh tăng giá nên thực tế, giá bán các sản phẩm của DN này chưa có sự thay đổi.

Doanh nghiệp tự ý tăng giá là sai luật

Trước việc tự ý tăng giá bán của DN, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, về mặt lý thuyết, chiểu theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, thì DN này có dấu hiệu vi phạm về giá. Bởi Nghị định này cho phép xử lý các DN có hành vi tự ý nâng giá bán trong thời gian phải giải trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên theo phân công chức năng nhiệm vụ được giao, DN sai như thế nào, mức độ đến đâu là nhiệm vụ của cơ quan thanh tra tài chính, cơ quan quản lý giá không chủ trì.

“Việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong Bộ là để tránh trường hợp vừa đá bóng, vừa thổi còi, hay thiếu khách quan trong quy trình, quyết định quản lý. Vì vậy, việc ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý giá sữa như vừa rồi của cơ quan chức năng là đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao”, một lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết.

Chính vì vậy để kết luận DN có vi phạm hay không, phải chờ cơ quan thanh tra, kiểm tra của Bộ thực hiện, cơ quan này sẽ công bố thông tin. Nếu DN làm sai, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tuần qua liên Bộ Tài chính - Công thương - Ngoại giao - Tư pháp tuần qua đã họp và thống nhất thành lập 5 đoàn thanh tra gồm có đại diện các đơn vị chức năng liên bộ, ngành làm việc đồng thời với 5 DN vừa có đăng ký và thực hiện tăng giá sữa.

Từ cuối tuần trước, các đoàn thanh tra này đã tiến hành thanh tra tại 5 DN, gồm Mead Johnson, Nestlé Việt Nam, Vinamilk, Friesland Campina Việt Nam và Công ty cổ phần Dinh dưỡng 3A, nhà phân phối sản phẩm sữa Abbott. Các đoàn thanh tra này có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại 5 DN này nhằm làm rõ việc tuân thủ các văn bản điều hành giá sữa của cơ quan quản lý và công khai kết quả cũng như xử lý theo pháp luật nếu phát hiện vi phạm.

Đồng thời, các cơ quan của Bộ Tài chính và Bộ Công thương sẽ thu thập các số liệu có liên quan, thanh tra, kiểm tra các yếu tố cấu thành giá cũng như xác minh làm rõ có hay không hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh hoặc vi phạm các quy định về giá. Khi có kết quả cuối cùng các bộ sẽ kiến nghị Chính phủ các biện pháp xử lý.

Song song với đó, liên Bộ Tài chính - Công thương cho biết sẽ tiếp tục bám sát tình hình thị trường, tham khảo tài liệu và các thông tin liên quan. Trong trường hợp cần thiết, liên bộ sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền công bố các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá, và áp dụng giá trần là biện pháp sau cùng được tính đến nếu tình hình giá sữa tiếp tục có diễn biến gây sốc.

Tuy nhiên cơ quan quản lý giá cũng cho rằng, quản lý giá sữa cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương như quản lý giá, quản lý thị trường, hải quan, thuế. Ngoài ra cũng cần có sự đóng góp, ủng hộ của người tiêu dùng như lựa chọn các sản phẩm phù hợp, tìm hiểu rõ về sản phẩm mình sử dụng,… chứ không nên chỉ căn cứ vào quảng cáo, tiếp thị hay trào lưu./.

Hoàng Lâm

Cúp C1
上一篇:Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
下一篇:Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường