Chiều 26/11,ôngđủđiềukiệnmiễntráchnhiệmhìnhsựchobàtrùmXuyênViệtrận tây ban nha hôm nay phiên tòa xét xử sở thẩm bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) cùng 14 bị cáo khác tiếp tục với phần đối đáp của đại diện VKS.
Tại phiên tòa, đại diện VKS ghi nhận việc luật sư và các bị cáo cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ và tình tiết giảm nhẹ, đề nghị HĐXX cân nhắc khi lượng hình. Tuy nhiên, các bị cáo thuộc nhóm phạm tội Nhận hối lộ đều cho rằng việc nhận tiền, quà từ bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh là tự nguyện, không có yêu cầu, ép buộc để phục vụ mục đích cấp giấy tờ hay đáp ứng yêu cầu của bà Hạnh.
Đáp lại, đại diện VKS khẳng định hành vi đưa tiền của bị cáo Hạnh là có mục đích rõ ràng. Các bị cáo lợi dụng quyền hạn và chức vụ để nhận tiền, vật chất từ bà Hạnh, qua đó thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện giúp đỡ bị cáo này.
“Hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội Nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự”, đại diện VKS nhấn mạnh.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Đưa hối lộ. Theo luật sư, sau khi bị khởi tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, bị cáo Hạnh đã chủ động khai báo hành vi nhận hối lộ của các bị cáo khác. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho bà Hạnh.
Tuy nhiên, VKS bác bỏ quan điểm này. Theo VKS, vụ án được khởi tố dựa trên đơn tố cáo từ một số nhân viên Công ty Xuyên Việt Oil. Qua xác minh, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị cáo Hạnh. Trong thời gian tạm giam, bị cáo mới khai nhận thêm hành vi của các bị cáo khác.
“Nếu không bị bắt, Hạnh sẽ không tự nguyện khai báo. Quá trình khám xét, cơ quan điều tra thu thập nhiều tài liệu chứng minh hành vi đưa hối lộ của bị cáo”,đại diện VKS lập luận.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2016 - 2022, bị cáo Hạnh nhiều lần chủ động tiếp cận và đưa hối lộ cho các cá nhân tại Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM, chi nhánh Lọc dầu Nghi Sơn, nhằm phục vụ lợi ích của công ty và cá nhân. Tổng số tiền hối lộ trong giai đoạn này được xác định là đặc biệt lớn.
“Hành vi của bị cáo là nguyên nhân chính dẫn đến vụ án này”,vị đại diện VKS nói và khẳng định không đủ điều kiện miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Hạnh. Tuy nhiên, VKS ghi nhận thái độ chủ động khai báo của bị cáo là một tình tiết giảm nhẹ.
Luật sư của bị cáo Hạnh cho rằng bị cáo không phải là thương nhân theo quy định pháp luật, và hành vi vi phạm liên quan đến trích lập, quản lý quỹ bình ổn giá (BOG) chỉ đáng bị xử lý hành chính. Bên cạnh đó, việc truy tố gây thiệt hại 219 tỷ đồng cho quỹ BOG cũng bị luật sư đánh giá là không thuyết phục vì đã có báo cáo tài chính rõ ràng.
Đáp lại, VKS lập luận rằng Công ty Xuyên Việt Oil được thành lập hợp pháp và đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động từ năm 2016. Với vai trò Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc, bị cáo Hạnh chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của công ty.
“Việc xác định bị cáo là thương nhân và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo là có cơ sở”, VKS nhấn mạnh.
Đối với việc xử lý hành vi liên quan đến quỹ BOG, VKS khẳng định rằng Công ty Xuyên Việt Oil không có khả năng hoàn trả số tiền vi phạm, do đó đủ căn cứ xử lý hình sự. VKS bác bỏ quan điểm luật sư rằng chỉ nên xử lý hành chính.
Về thiệt hại 219 tỷ đồng, VKS khẳng định đây là con số đã được xác định gây tổn thất cho quỹ BOG, và bị cáo Hạnh không yêu cầu kiểm toán lại thiệt hại. Do đó, VKS bảo lưu quan điểm rằng con số này là chính xác và là cơ sở buộc tội bị cáo Hạnh.
Đúng người đúng tội
VKS cho rằng, theo quy định pháp luật, toàn bộ số tiền và quà mà bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa cho bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) cần được tịch thu, sung vào ngân sách nhà nước.
Các luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Lê Đức Thọ không có thẩm quyền cá nhân trong việc phê duyệt hạn mức tín dụng và không có hành vi tác động trái pháp luật đến quyết định kéo dài hạn mức tại Vietinbank.
VKS nhận định, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngân hàng Vietinbank, bị cáo Lê Đức Thọ có thẩm quyền triệu tập, điều hành các cuộc họp của HĐQT để quyết định cấp hoặc gia hạn hạn mức tín dụng trên cơ sở đề nghị của Hội đồng tín dụng cấp cao. Trong các cuộc họp, bị cáo có quyền bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý kéo dài hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp.
Luật sư bào chữa lập luận rằng bị cáo Thọ không trực tiếp phê duyệt hay kéo dài hạn mức tín dụng cho Xuyên Việt Oil. Tuy nhiên, VKS phản bác rằng hành vi vi phạm ở đây chính là việc bị cáo nhận tiền và đồng ý kéo dài thời hạn tín dụng theo đề nghị của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh.
Trên thực tế, bị cáo Lê Đức Thọ đã bỏ phiếu đồng ý, đồng thời thay mặt HĐQT ký quyết định phê duyệt cấp hạn mức tín dụng và điều chỉnh thời gian duy trì tín dụng cho Xuyên Việt Oil.
"Hành vi nhận tiền và bỏ phiếu đồng ý kéo dài thời hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil theo đề nghị của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đã cấu thành tội Nhận hối lộ. Việc truy tố không phụ thuộc vào việc bị cáo có hay không quyền hạn cá nhân trong việc cấp hạn mức tín dụng hay việc bỏ phiếu”, VKS khẳng định.
Về nội dung luật sư bảo vệ bị cáo cho rằng một số lần bị cáo Hạnh tặng quà cho bị cáo Lê Đức Thọ có mục đích không rõ ràng, khó phân định giữa quà mang tính chất tình cảm và quà nhằm thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, VKS dẫn lại lời khai trong biên bản hỏi cung của bị cáo Hạnh, trong đó bị cáo này thừa nhận rằng mục đích đưa tiền và quà cho ông Lê Đức Thọ, gồm: Xin cấp và gia hạn hạn mức tín dụng, chia sẻ lãi suất cấp tín dụng… Do vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố, khẳng định các hành vi của bị cáo Lê Đức Thọ đủ cơ sở pháp lý để cấu thành tội phạm.
Về việc luật sư cũng cho rằng việc truy tố 2 tội danh đối với bị cáo Lê Đức Thọ mặc dù đúng pháp luật nhưng gây bất lợi cho bị cáo. VKS khẳng định việc truy tố hai tội danh đối với bị cáo Lê Đức Thọ là đúng người, đúng tội, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và các chứng cứ trong hồ sơ vụ án.