VHO - Ngày hội bánh Pía và bánh Trung thu lần thứ III năm 2024 và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024 vừa khai mạc vào tối 3.9,àyhộibánhPíabánhTrungthuvàtrìnhdiễntrangphụctruyềnthốngcácdântộkết quả bóng đá jamaica tại Công viên 30/4 TP Sóc Trăng. Chương trình do Trung tâm Văn hoá, Thể thao, Truyền thanh TP Sóc Trăng phối hợp Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng thực hiện.
Ngày hội bánh Pía và bánh Trung thu lần thứ III năm 2024, quy tụ gần 20 gian hàng của các công ty, danh nghiệp và cơ sở sản xuất bánh Pía, bánh Trung thu trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng tham dự như: Kinh Đô, Tân Huê Viên, Công Lập Thành, Tân Hưng, Thanh Thu,...
Các đơn vị trưng bày, giới thiệu nhiều mẫu mã, hình thức phong phú, đẹp mắt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng từ sản phẩm thủ công truyền thống đến sản phẩm chế biến công nghệ hiện đại.
Ngày hội mở cửa phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm, mua sắm từ 8-22h từ nay đến 17.9.2024 (nhằm 15.8 âm lịch).
Bà Dương Thị Ngọc Diễm, Phó Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng chia sẻ: Nghề thủ công truyền thống “Nghề làm bánh Pía của người Hoa Sóc Trăng” đã được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là miền vinh dự lớn của nhân dân Sóc Trăng nói chung và cộng đồng người Hoa nói riêng.
Việc tổ chức Ngày hội nhằm tôn vinh những nghệ nhân đã có công gìn giữ, truyền dạy, bảo tồn và phát huy thương hiệu di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, giới thiệu cho du khách gần xa và mọi người dân Sóc Trăng hiểu và tự hào về quê hương Sóc Trăng có một nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, từng bước đưa Ngày hội bánh Pía và bánh Trung thu TP Sóc Trăng trở thành định kỳ hằng năm nhân dịp Tết Trung thu, là điểm đến để du khách lựa chọn dừng chân khi đến với Sóc Trăng và ĐBSCL.
Cùng với khai mạc Ngày hội bánh Pía và bánh Trung thu, các đơn vị đã trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đây là một trong những nội dung của Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021-2025.
Trang phục trình diễn của dân tộc Khmer và dân tộc Hoa được Bảo tàng tỉnh sưu tầm từ năm 2021 đến nay, gồm: Trang phục sử dụng trong lao động sản xuất theo truyền thống và hiện đại; trang phục cưới hỏi của cô dâu, chú rễ theo phong cách truyền thống và cách tân.
Bên cạnh đó còn có trang phục sinh hoạt đời thường, dùng trong tham gia lễ hội theo phong cách truyền thống và hiện đại, do các người mẫu và diễn viên thuộc Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thanh TP Sóc Trăng trình diễn.
Bà Trần Thị Mỹ Tuyên, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh chia sẻ: Việc tổ chức trình diễn trang phục không chỉ là đánh giá kết quả bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách đến với Sóc Trăng ngày càng nhiều hơn.